(Baothanhhoa.vn) - Yên Lâm là xã miền núi duy nhất của huyện Yên Định, từ trung tâm xã đến trung tâm huyện là 22 km. Xã có 2.006 hộ, 6.828 nhân khẩu thường trú và khoảng 1.500 nhân khẩu tạm trú đang lao động trong các doanh nghiệp tại làng nghề khai thác, chế biến đá của xã. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn chiếm 27,31% tổng dân số. Dân cư xã phân bổ ở 10 thôn với 8 làng truyền thống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sáp nhập thôn ở xã Yên Lâm

Yên Lâm là xã miền núi duy nhất của huyện Yên Định, từ trung tâm xã đến trung tâm huyện là 22 km. Xã có 2.006 hộ, 6.828 nhân khẩu thường trú và khoảng 1.500 nhân khẩu tạm trú đang lao động trong các doanh nghiệp tại làng nghề khai thác, chế biến đá của xã. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn chiếm 27,31% tổng dân số. Dân cư xã phân bổ ở 10 thôn với 8 làng truyền thống.

Đồng chí Trịnh Văn Hồng, bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Phong Mỹ 1 thăm hỏi, nắm tình hình tư tưởng, đời sống, sinh hoạt của các hộ dân thôn Phong Mỹ 1.

Theo Thông tư 04 của Bộ Nội vụ, các thôn trên địa bàn xã bảo đảm quy mô số hộ đối với xã miền núi. Song sau khi Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 09/2017/TT-BNV, thì qua rà soát, đối chiếu có 4 thôn chưa đủ tiêu chí 200 hộ trở lên. Do đó, kế hoạch năm 2018, xã đã xây dựng phương án sáp nhập các thôn Phong Mỹ, Phong Mỹ 1, Phong Mỹ 2 nằm trong làng Phong Mỹ là làng truyền thống để sáp nhập lại thành thôn mới lấy tên là thôn Phong Mỹ. Sau sáp nhập thôn mới có quy mô 486 hộ. Ngoài ra, sáp nhập một phần thôn Đông Sơn vào thôn Quan Trì để có quy mô thôn mới là 205 hộ. Đối với thôn Phúc Trí có quy mô 170 hộ, là thôn đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135, tuy nhiên do cách các thôn giáp ranh từ 3,5 đến 4,5 km, nên xã đề xuất phương án giữ nguyên. Sau sáp nhập, Yên Lâm còn 8 thôn gắn với 8 làng truyền thống là Cao Khánh, Hành Chính, Thăng Long, Đông Sơn, Diệu Sơn, Quan Trì, Phúc Trí, Phong Mỹ...

Đồng chí Đoàn Quang Phi, Phó Chủ tịch HĐND xã, Phó Ban Chỉ đạo sáp nhập thôn xã Yên Lâm cho biết: Khi bắt tay triển khai thực hiện đề án sáp nhập thôn, chúng tôi cũng lường trước những khó khăn, đó là dân cư trên địa bàn phân bổ không tập trung, khoảng cách giữa các khu dân cư xa hơn so với bình quân chung trên địa bàn huyện. Về trình độ dân trí cũng có cái khó là không đồng đều, trong xã có 3 thôn đặc biệt khó khăn là Quan Trì, Phúc Trí, Thăng Long, tập tục sinh hoạt văn hóa và trình độ canh tác của bà con nhân dân các dân tộc cũng có những nét đặc thù.

Tuy nhiên, xác định chủ trương sáp nhập thôn, tổ dân phố là nhằm sắp xếp tổ chức bộ máy cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và huy động tốt hơn các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở tại địa bàn các khu dân cư, do đó trong quá trình triển khai đề án Ban Chỉ đạo sáp nhập thôn của xã Yên Lâm đã thực hiện quy trình sáp nhập một cách đồng bộ trên cơ sở bám sát hướng dẫn theo Thông tư 04, 09 của Bộ Nội vụ. Công tác tư tưởng, tuyên truyền được thực hiện thông suốt, tạo nên sự đồng thuận từ cấp ủy đến chính quyền, các đoàn thể, từ cán bộ, đảng viên đến nhân dân. Do đó khi triển khai hội nghị lấy ý kiến nhân dân về việc sáp nhập, nhân dân đều nhất trí thông qua tại hội nghị lần đầu. Về tổ chức cán bộ, sau khi thực hiện sáp nhập thôn, sẽ thực hiện việc nhất thể hóa bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Riêng đối với thôn Phong Mỹ, do quy mô dân số lớn nên trên cơ sở đề xuất của các thôn, xã cũng đã đề xuất với huyện vẫn bố trí 2 chức danh bí thư chi bộ và trưởng thôn để đáp ứng yêu cầu hoạt động tại thôn.

Tiếp xúc với đồng chí Trịnh Văn Hồng, bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Phong Mỹ 1 và một số hộ dân trong thôn Phong Mỹ 1, chúng tôi cảm nhận được sự đồng thuận, vui vẻ của các đảng viên và bà con khi thực hiện chủ trương sáp nhập thôn vì ai cũng hiểu đây là chủ trương chung của Đảng, Nhà nước. Đồng chí Trịnh Văn Hồng, cho biết: Theo đề án sáp nhập, thôn Phong Mỹ có 486 hộ, 1.886 nhân khẩu. Sau khi tiếp thu chủ trương của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, chi bộ đã tổ chức hội nghị quán triệt tới toàn thể cán bộ, đảng viên, sau đó triển khai trong hội nghị mở rộng với cán bộ MTTQ và các đoàn thể. Vì vậy khi tổ chức hội nghị toàn thể nhân dân lấy ý kiến, trong cuộc họp lần đầu đã có 100% số hộ dự họp nhất trí thông qua đề án sáp nhập thôn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó bà con cũng băn khoăn, đó là hiện nay một số cơ sở vật chất như đường giao thông, nhà văn hóa thôn của các thôn đã xây dựng xong, việc sáp nhập thôn mới với quy mô dân số tăng sẽ phải có một thiết chế văn hóa mới. Bà con mong muốn, bên cạnh sự đóng góp của nhân dân, xã và huyện, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ.

Trao đổi với đồng chí Lê Xuân Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Định, chúng tôi được biết: Để tháo gỡ khó khăn, huyện đã có chỉ đạo các thôn trước mắt vẫn sử dụng cơ sở vật chất như nhà văn hóa, khu thể thao hiện có. Sau sáp nhập, trên cơ sở ý kiến, đề xuất của nhân dân, nghiên cứu các cơ chế, chính sách để có thể lựa chọn một địa điểm mới thuận lợi xây dựng nhà văn hóa mới đáp ứng quy mô hoạt động của thôn. Huyện cũng đã kiến nghị với UBND tỉnh cần có quy định về chế độ phụ cấp cho đội ngũ hoạt động không chuyên trách theo hướng phân chia cấp độ loại thôn. Quy định về số lượng công an viên cũng cần chú ý đến quy mô dân số, mức độ phức tạp của địa bàn dân cư. Đề nghị HĐND, UBND tỉnh có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các thôn sau sáp nhập để đầu tư xây dựng các công trình phục vụ khu dân cư như nhà văn hóa, các công trình văn hóa – thể thao.

Yên Định là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh triển khai thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố từ năm 2013. Đến cuối năm 2017 đã giảm được 32 thôn với 192 người hoạt động không chuyên trách ở thôn và 192 tổ chức chi hội các đoàn thể thôn. Theo đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Yên Định năm 2018, toàn huyện sẽ triển khai sáp nhập thôn tại 11 xã, giảm 28 thôn.


Bài và ảnh: Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]