(Baothanhhoa.vn) - Sáng nay 12-12, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII bước vào ngày làm việc thứ ba, tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Sáng nay, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Sáng nay 12-12, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII bước vào ngày làm việc thứ ba, tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Sáng nay, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Toàn cảnh kỳ họp thứ 11 HĐND khóa XVII.

Theo chương trình kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ chất vấn trực tiếp tại kỳ họp đối với Giám đốc Sở Y tế về công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, không ít cơ sở hoạt động sai quy định, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho người bệnh. Giá một số loại thuốc tân dược chưa được kiểm soát theo đúng quy định của Nhà nước. Đề nghị Giám đốc Sở Y tế cho biết rõ thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Chất vấn đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm, nhất là khu vực miền núi còn rất chậm, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng yêu cầu. Đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm rõ thực trạng, nguyên nhân và giải pháp trong thời gian tới.

Chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về việc ngày 15-9-2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động của UBND tỉnh còn chậm; nhất là, tình trạng ô nhiễm tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư, các bãi chôn lấp rác thải chậm được xử lý, hoặc xử lý không dứt điểm; việc triển khai thực hiện chính sách xử lý rác thải sinh hoạt còn bất cập, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm rõ thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục.

Cùng với chất vấn trực tiếp tại kỳ họp, HĐND tỉnh yêu cầu trả lời chất vấn bằng văn bản đối với Giám đốc Sở Công Thương về việc cử tri phản ánh hệ thống đường dây tải điện 0,4KV và trạm biến áp ở khu vục nông thôn và miền núi sau khi bàn giao cho các công ty điện lực quản lý đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư, sửa chữa, dẫn đến chất lượng điện kém, không đáp ứng được nhu cầu điện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực này. Đề nghị Giám đốc Sở Công Thương làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Chất vấn đối với Giám đốc Sở Tư pháp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật trong một bộ phận nhân dân chưa cao. Tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết vẫn còn xảy ra. Đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cho biết thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Trước khi bước vào phiên chất vấn, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã trình bày báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện kết luận của Chủ tịch HĐND tỉnh tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh khóa XVII.

Sáng nay, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Về khắc phục hạn chế, yếu kém trong quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường: Theo báo cáo của UBND tỉnh, về rà soát việc chấp hành, tổ chức thực hiện và tập trung chỉ đạo, hoàn thành việc thu hồi đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường bàn giao cho địa phương quản lý, xong trước ngày 30-12-2019: Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16/3/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh; Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 27/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thu hồi 8.882,57 ha đất của các nông, lâm trường để bàn giao cho địa phương quản lý. Đến trước kỳ họp thứ 9, HĐNDtỉnh khóa XVII, toàn tỉnh còn lại khoảng 17,5 ha đất mà UBND tỉnh đã quyết định thu hồi chưa được bàn giao, nhưng đến nay Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa đã thực hiện bàn giao xong diện tích nêu trên cho các huyện Thạch Thành, huyện Như Xuân quản lý theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch HĐND tỉnh.

Về việc thống kê, xác định cụ thể vị trí, ranh giới giải quyết dứt điểm việc tranh chấp, lấn chiếm, xâm canh, chuyển mục đích, cho thuê, cho mượn đất không đúng quy định của pháp luật tại các Ban quản lý rừng phòng hộ, các công ty nông, lâm nghiệp (hoàn thành trước ngày 30/3/2020): Hiện nay tại các Ban quản lý rừng phòng hộ, các công ty nông, lâm nghiệp có khoảng 4.886,08 ha đất đang bị xâm canh, đất cấp trùng, đất lấn chiếm, đất không còn nhu cầu sử dụng (riêng Công ty TNHH Cao su Thanh Hóa có 1.748,29 ha đất đang bị xâm canh không quản lý được (tồn tại từ năm 1995). Diện tích này, dự kiến tiếp tục sẽ bàn giao về cho địa phương quản lý (trong khi nhu cầu đất mà UBND các huyện: Quan Sơn, Như Xuân, Bá Thước, Mường Lát, Lang Chánh, Cẩm Thủy... đang đề nghị thu hồi bàn giao cho địa phương quản lý 5.404,5 ha). Giải quyết dứt điểm vấn đề này, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan rà soát, thống kê cụ thể vị trí, ranh giới khu đất để tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết dứt điểm tình trạng nêu trên; dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 30/3/2020 theo ý kiến chỉ đạo của HĐND tỉnh.

Sáng nay, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Về đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp và các ban quản lý rừng phòng hộ: Về rà soát đất đai, đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 12 Ban quản lý rừng phòng hộ, 1 Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đang quản lý 82.822,57 ha đất và 7 Công ty TNHH, 2 Công ty Lâm nghiệp đang quản lý, sử dụng 25.872,92 ha đất (6 công ty nông nghiệp là 8.877,38 ha; 2 Công ty Lâm nghiệp 7.318,79 ha và Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 9.676,39 ha). Về quản lý đất đai và tổ chức sản xuất, hầu hết diện tích đất của các Ban quản lý rừng phòng hộ và các công ty nông, lâm nghiệp đều thực hiện giao khoán theo Nghị định số 01/CP ngày 4/01/1995, Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 và Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ (trong đó, đối với Ban quản lý rừng phòng hộ, Viện nông nghiệp đã thực hiện giao khoán 67.112,07 ha đất và tự tổ chức sản xuất khoanh nuôi, bảo vệ là 15.710,5 ha đất; đối với công ty nông, lâm nghiệp đã thực hiện giao khoán là 20.581,01 ha đất và tự tổ chức sản xuất là 3.020,54 ha). Về diện tích đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường, hiện các hộ gia đình đã tự ý xây nhà ở: Theo báo cáo của các huyện, hiện nay có 499 hộ lấn chiếm đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp và các Ban quản lý rừng phòng hộ để làm nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp với diện tích lấn chiếm 69,98 ha thuộc địa bàn 2 huyện là Như Xuân và Thạch Thành, trong đó tại huyện Thạch Thành có 380 hộ, với diện tích lấn chiếm 36,72 ha; tại huyện Như Xuân có 119 hộ, với diện tích lấn chiếm 33,25 ha. Đối với diện tích đất lấn chiếm, Sở Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với UBND 2 huyện tổ chức kiểm tra, rà soát xây dựng phương án giải quyết theo hướng: Đối với các khu dân cư tập trung, dọc hai bên trục đường giao thông, đã xây dựng nhà kiên cố thì hoàn thiện hồ sơ tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi đất bàn giao cho địa phương quản lý; đồng thời hướng dẫn UBND huyện nơi có đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ theo quy định. Riêng đối với các hộ đã xây dựng nhà ở kiên cố và đơn lẻ thì xác định lộ trình cụ thể để tham mưu cho UBND tỉnh xử lý theo đúng quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

Đánh giá sơ bộ về hiệu quả sử đụng đất có nguồn gốc nông lâm trường: Qua báo cáo kết quả hoạt động tài chính của các công ty cho thấy, mặc dù diện tích các loại đất (đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ...) được nhà nước giao lớn nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế đất đai; cụ thể: Doanh thu của 7 công ty nông lâm nghiệp năm 2015 là 245.675,13 triệu đồng và tăng lên năm 2018 là 363.476,84 triệu đồng; lợi nhuận của 7 công ty năm 2015 đạt 946,74 triệu đồng, đến năm 2018 các công ty thông báo lỗ 4.274,93 triệu đồng. Trong đó, 5 năm 2018 có 4 công ty hoạt động có lợi nhuận (Công ty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung đạt 1.006,79 triệu đồng; Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng đạt 907,94 triệu đồng; Công ty TNHH 2 thành viên Sông Âm - Hồ Gươm đạt 275,32 triệu đồng; Công ty TNHH 2 thành viên FLC - Lam Sơn đạt 148,48 triệu đồng). Riêng Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất đang thực hiện đầu tư, nâng cấp sửa chữa, đầu tư đường giao thông thuỷ lợi vào khu sản xuất nên chưa có lợi nhuận. Còn lại 3 công ty (Công ty TNHH 2 thành viên ứng dụng Công nghệ cao nông nghiệp và Thực phẩm sữa Yên Mỹ; Công ty TNHH 2 thành viên FLC - Lam Sơn; Công ty TNHH 2 thành viên Sông Âm- Hồ Gươm) thực hiện chuyển đổi Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị đang trong giai đoạn đầu tư chưa có sản phẩm đầu ra nên chưa có lợi nhuận đánh giá hay nhà đầu tư chiến lược tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã xin dừng góp vốn, chấm dứt đầu tư vào Công ty TNHH 2 thành viên FLC - Lam Sơn. Đối với Công ty TNHH 1 thành viên Cao su Thanh Hóa hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ do giá mủ cao su xuống thấp, không có khai thác, không có nguồn thu, còn đối với 2 Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc và Lang Chánh hiện nay đang được các Bộ, ngành trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ. Vấn đề này, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường đang khảo sát, thu thập thông tin để xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ làm cơ sở đánh giá, xác định khu vực đất sử dụng, sản xuất kinh doanh không hiệu quả làm cơ sở thực hiện thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật.

Về việc tổ chức rà soát, xác định cụ thể tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 – 2025: Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, ngày 29/8/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3230/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2025; xây dựng Phương án chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sau điều chỉnh 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2025, kết quả cụ thể như sau: Diện tích đất rừng đặc dụng trong kỳ quy hoạch được bảo vệ ổn định, nghiêm ngặt, đặc biệt là rừng đặc dụng tại Vườn quốc gia Bến En, Cúc Phương và 3 Khu bảo tồn thiên nhiên (Xuân Liên, Pù Luông, Pù Hu); rừng phòng hộ đã phát huy chức năng phòng hộ bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái và sinh thủy; rừng sản xuất được đầu tư trồng, chăm sóc theo hướng thâm canh, hình thành các vùng sản xuất tập trung như: Vùng nguyên liệu gỗ lớn (50.500 ha), vùng luồng thâm canh (25.660 ha), vùng nguyên liệu nứa vầu (50.000ha).

Toàn tỉnh đã chuyển một phần điện tích đất chưa có rừng, rừng phòng hộ ít xung yếu sang mục đích khác phục vụ nhu cầu phát triên kinh tế - xã hội theo quy hoạch được phê duyệt. Đến tháng 9 năm 2019, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 646.756,09 ha (giảm 921,02 ha so với đầu kỳ quy hoạch); trong đó đất rừng đặc dụng 82.123,44 ha (không thay đổi); đất rừng phòng hộ 163.517,58 ha (giảm 20,67 ha) và đất rừng sản xuất 401.115,07 ha (giảm 900,35 ha).

Bên cạnh kết quả đạt được, trong kỳ quy hoạch định hướng phân bổ và khoanh định 3 loại rừng còn có những hạn chế nhất định như: Chưa khai thác đầy đủ, hiệu quả tiềm năng đất đai, hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh; Luật Lâm nghiệp năm 2017 chưa thống nhất, đồng bộ với Luật Đất đai năm 2013 nên có những bất cập khi thực thi trong thực tiễn (tiêu chí, tiêu chuẩn quy định về phân loại rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có trên các loại đất khác ngoài quy hoạch lâm nghiệp; trình tự, thủ tục, thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng thống nhất, đồng bộ với chuyển mục đích sử dụng đất...); sự trùng lặp giữa 3 loại rừng với các quy hoạch khác (quy hoạch khoáng sản, quy hoạch du lịch,...). Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối họp với Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát, đánh giá diện tích rừng tự nhiên ngoài quy hoạch lâm nghiệp và rà soát điều chỉnh cơ cấu 3 loại rừng cho phù hợp, làm cơ sở tích hợp vào quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 theo chỉ đạo của Chủ tịch HĐND tỉnh và quy định của pháp luật hiện hành.

Về rà soát, thống kê, tổng hợp đầy đủ, chính xác số liệu về các hộ gia đình còn thiếu đất ở, đất sản xuất: UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đơn vị rà soát, thống kê số liệu về các hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn thiếu đất ở, đất sản xuất; kết quả cho thấy đối với đất ở có 3.987 hộ chưa có đất ở (trong đó có 484 hộ gia đình đang sống chung cùng bố, mẹ, hoặc thuê nhà; 3.503 hộ gia đình đã xây dựng nhà ở, nhưng ở trên các loại đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); 4.527 hộ có đất ở từ 200 m2 trở xuống và 2.452 hộ có đất ở từ trên 200 m2 đến dưới 400 m2.

Đối với đất sản xuất: Tại 11 huyện miền núi có 3.193 hộ chưa có đất sản xuất; 9.030 hộ có đất sản xuất dưới 5000 m2; 2.465 hộ có đất sản xuất từ 5000 m2 đến dưới 10.000 m2; 1.603 hộ có đất sản xuất từ 10.000 m2 đến dưới 15.000 m2; 946 hộ có đất sản xuất từ 15.000 m2 đến dưới 24.170 m2.

Tại 7 huyện giáp ranh có xã miền núi, có 186 hộ chưa có đất sản xuất; 1.129 hộ có đất sản xuất dưới 3000 m2; 286 hộ có đất sản xuất từ 3000 m2 đến dưới 6.000 m2; 99 hộ có đất sản xuất từ 6.000 m2 đến dưới 10.500 m2.

Đồng thời, Ban Dân tộc, Sở Tài nguyên và Môi trường hiện đang phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố để xây dựng tiêu chí định mức đất sản xuất phù hợp với điều kiện, quỹ đất của tỉnh làm cơ sở xây dựng kế hoạch, lộ trình giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân còn thiếu theo quy định.

Về kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra sai phạm, hạn chế, yếu kém trong quản lý, sử dụng đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ: Tất cả các Ban quản lý rừng phòng hộ, các ngành và UBND các huyện, thị xã có đất của các nông, lâm trường đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch HĐND tỉnh. Tất cả các Ban quản lý rừng phòng hộ, các ngành và UBND các huyện, thị xã có đất của các nông, lâm trường đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân có liên quan theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch HĐND tỉnh, có 24 tập thể đã kiểm điểm nghiêm túc rút kinh nghiệm (Sở Tài nguyên và Môi trường 2 tập thể; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5 tập thể; UBND huyện Thọ Xuân 10 tập thể, UBND huyện Quan Sơn 2 tập thể, UBND các huyện Ngọc Lặc, Bá Thước, Tĩnh Gia, Thạch Thành và UBND thị xã Bỉm Sơn mỗi đơn vị 1 tập thể. Có 23 cá nhân thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện Mường Lát, Như Xuân đã kiểm điểm trách nhiệm với hình thức rút kinh nghiệm sâu sắc.

Về việc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, đồng thời tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại một số cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư, bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn tỉnh:Nhận thức rõ trách nhiệm trong việc chuẩn bị báo cáo trả lời chất vấn chưa đạt yêu cầu, nội dung báo cáo quá dài nhưng chưa đúng và đủ nội dung yêu cầu chất vấn nên ngay sau khi kết thúc phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVIII, ngày 11/7/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức họp kiểm điểm về trách nhiệm của Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở phụ trách môi trường, Chi cục trưởng Chi cục Bảo yệ môi trường và cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo báo cáo; yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc nghiên cứu kỹ các câu hỏi của HĐND trong các kỳ tiếp theo để trả lời và tập trung đi thẳng vào vấn đề HĐND, cử tri quan tâm; đồng thời, giao Phó Giám đốc Sở phụ trách môi trường chỉ đạo Chi cục Bảovệ môi trường trong thời gian tới tập trung khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao trách nhiệm trong việc xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại một cơ sở sản xuất kinh doanh, các bãi chôn lấp rác và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động số 135/ KH –UBND ngày 15/9/2016 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Đánh giá về báo cáo kết quả thực hiện kết luận của Chủ tịch HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh thứ XVII, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng báo cáo của UBND tỉnh đã trả lời đầy đủ các nội dung, thể hiện rõ trách nhiệm trước cử tri và nhân dân trong tỉnh. Báo cáo có số liệu rất cụ thể, thể hiện rõ thực trạng quản lý sử dụng đất của các công ty, nông lâm trường và các hộ còn thiếu đất ở, đất sản xuất, từ đó để có giải pháp khắc phục được hạn chế, yếu kém trong quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường. UBND tỉnh cũng đã yêu cầu thực hiện kiểm điểm nghiêm túc đối với các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm, hạn chế, yếu kém trong quản lý, sử dụng đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ. Đồng chí đề nghị đại biểu HĐND, các cử tri và nhân dân toàn tỉnh tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ việc thực hiện kết luận của HĐND tỉnh về việc quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trong thời gian tới, đồng thời UBND tỉnh cần tiếp tục xử lý nghiêm các tổ chức,cá nhân để xảy ra vi phạm để giữ nghiêm kỷ cương, phép nước.

Việt Linh


Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]