(Baothanhhoa.vn) - Sáng 13-12, dưới sự điều hành của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XVII đã tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quyết liệt đấu tranh với hoạt động tín dụng đen

Sáng 13-12, dưới sự điều hành của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XVII đã tiến hành phiên chất vấn, trả lời chất vấn.

Toàn cảnh phiên chất vấn.

Qua các cuộc tiếp xúc của đại biểu HĐND tỉnh chuẩn bị cho kỳ họp 7 HĐND tỉnh khóa XVII, cử tri và nhân dân đã đặt nhiều câu hỏi, kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng trái pháp luật, cầm đồ trá hình dưới hình thức công ty tài chính, có sự tham gia của nhiều đối tượng hình sự, diễn ra phức tạp ở nhiều địa bàn trong tỉnh, đề nghị Giám đốc Công an tỉnh làm rõ thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm và các giải pháp xử lý trong thời gian tới.

Trả lời tại phiên chất vấn, Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Hải Trung cho biết: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 132 Công ty dịch vụ tài chính với 142 cơ sở thuộc 23/27 địa bàn. Các công ty dịch vụ tài chính được đăng ký và cấp phép hoạt động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, giám đốc công ty là người có đủ điều kiện theo quy định. Tuy nhiên đa phần các công ty dịch vụ tài chính này thường lợi dụng chính sách pháp luật của Nhà nước để hoạt động trá hình, cho vay lãi nặng, mua bán, thế chấp trái quy định. Cá biệt có không ít đối tượng thành lập các công ty, cửa hàng kinh doanh dịch vụ tài chính để hợp pháp hóa việc cho vay nặng lãi. Nhiều cơ sở mặc dù chưa được cấp phép nhưng vẫn lén lút hoạt động. Chính sự tồn tại của các cơ sở “tín dụng bất hợp pháp” này đã làm phát sinh các loại tội phạm như: siết nợ, đòi nợ thuê; giết người, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, ném chất bẩn vào nhà dân. Nhiều vụ có dấu hiệu phạm tội theo kiểu xã hội đen, gây bức xúc trong dư luận xã hội và nhân dân.

Đại biểu Nguyễn Hồng Phong chất vấn Giám đốc Công an tỉnh.

Để chủ động phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động tín dụng bất hợp pháp, góp phần kiềm chế và làm giảm tội phạm, Công an Thanh Hóa đã có báo cáo số 217 ngày 20-6-2018 để báo cáo đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình hoạt động của các công ty dịch vụ tài chính trên địa bàn tỉnh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh. Ngoài ra, Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng cảnh sát hình sự, kinh tế và công an các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ tài chính trên địa bàn. Trên cơ sở đó, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Mặt khác, các lực lượng công an trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, đồng thời cảnh báo những phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm trên lĩnh vực này để các tổ chức, cá nhân biết, cảnh giác phòng ngừa và tích cực tham gia phát hiện, đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm. Trong năm 2018, Công an Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm các vụ án xảy ra trên địa bàn có liên quan đến hoạt động cho vay lãi nặng (tín dụng đen) giữa các cá nhân, tổ chức và các công ty dịch vụ tài chính. Qua đó, đã tiến hành khởi tố 31 vụ, 88 bị can có liên quan đến hoạt động tín dụng trái pháp luật; tiến hành kiểm tra, lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính 97 trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm cố và công ty dịch vụ tài chính, phạt tiền trên 100 triệu đồng.

Cũng tại phiên chất vấn, Giám đốc Công an tỉnh đã nêu lên một số khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của thực trạng “tín dụng đen”; đồng thời đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Đại biểu Lê Thị Hương tham gia chất vấn Giám đốc Công an tỉnh.

Tại phiên chất vấn, nhiều câu hỏi được đại biểu HĐND tỉnh và cử tri chuyển đến Giám đốc Công an tỉnh liên quan đến các hình thức tồn tại của tín dụng trái pháp luật; trong số các vụ đã khởi tố thì có bao nhiêu vụ tham gia của các đối tượng có tiền án, tiền sự; nguyên nhân của thực trạng “tín dụng đen” phát triển; “tín dụng đen” đang diễn ra phức tạp, đề nghị ngành công an có giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề này? Liệu có sự bảo kê của công an cho tín dụng đen không, và nếu có sẽ xử lý như thế nào?...

Trả lời những vấn đề trên, Giám đốc Công an tỉnh cho biết: Trước đây, việc hoạt động của các công ty dịch vụ tài chính không được cấp phép. Tuy nhiên, từ khi Thông tư số 39 ngày 7-5-2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính được ban hành thì hoạt động của các công ty này được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép hoạt động và đang phát triển mạnh. Các công ty dịch vụ tài chính hoạt động cho vay tiền bằng cách vay không thế chấp, lập hồ sơ mua bán tài sản, sau đó làm hợp đồng cho thuê lại tài sản, viết giấy nhận tiền xin việc… nhưng thực chất là hoạt động “tín dụng đen” với lãi suất cao. Thủ đoạn của những cơ sở này là khi người vay đến cầm cố tài sản, các đối tượng lập 2 hợp đồng, trong đó hợp đồng thứ nhất có nội dung cầm cố tài sản với lãi suất 8%/tháng và giao cho chủ tài sản; hợp đồng thứ 2 có nội dung thuê lại tài sản có lãi suất 7%/tháng hoặc lớn hơn nhưng không giao cho người vay tiền. Đến hạn thanh toàn, người cầm cố tài sản phải thanh toán cả 2 hợp đồng với mức lãi suất 15% trở lên. Khi hết thời hạn vay mà người vay chưa trả nợ, vẫn còn muốn vay nữa thì phải làm giấy chốt nợ cũ để lập hợp đồng mới. Hợp đồng mới (số tiền vay mới) bao gồm cả tiền gốc cộng tiền lãi của hợp đồng cũ. Khi đến thời hạn thanh toán mà người vay tiền không thể trả nợ một lúc hết số tiền gốc và tiền lãi, thì người vay phải trả nợ trước khoản tiền lãi đã phát sinh mà không được trừ vào số tiền gốc. Khi nào thanh toán hết số tiền lãi thì mới được trả nợ số tiền gốc đã vay. Do đó số tiền phải trả tăng lên rất nhanh.

Quá trình hoạt động của các công ty dịch vụ tài chính này đã sử dụng các đối tượng hình sự có tiền án, tiền sự, thanh thiếu niên hư hỏng tiến hành các hoạt động đòi nợ như: đe dọa, cưỡng đoạt tài sản, ném chất bẩn…làm phát sinh các loại tội phạm như: cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật… Các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn để buộc người vay phải bán tài sản, nhà cửa để trả nợ. Làm cho nhiều người vay tiền do không trả được nợ phải bỏ trốn. Sau khi đã bỏ trốn thì chủ cho vay làm đơn tố cáo người vay tiền có hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, rồi gửi đến cơ quan điều tra đề nghị khởi tố điều tra để xử lý hình sự. Trong đó, các đối tượng cho vay thường nhắm vào những người dân có hoàn cảnh khó khăn, cần tiền để lao động sản xuất, các doanh nghiệp cần tiền để mở rộng kinh doanh nhưng khó tiếp cần được với nguồn vốn của ngân hàng…

Về giải pháp trong thời gian tới, lực lượng Công an sẽ chủ động tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ngành, đoàn thể tích cực tham gia tuyên truyền về tình hình, phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm nêu trên để nhân dân biết và cảnh giác; phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông, tổ chức tuyên truyền lồng ghép bằng nhiều hình thức; xây dựng kế hoạch cao điểm về phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm có hoạt động liên quan đến tín dụng đen….

Kết luận nội dung này, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nêu rõ: Hoạt động “tín dụng đen” đang xảy ra ở rất nhiều địa phương trong cả nước; trong đó hoạt động này xảy ra trên địa bàn Thanh Hóa thời gian gần đây với mức cao, phức tạp. Các đối tượng không chỉ lợi dụng kẻ hở trong công tác quản lý để hoạt động, mà sự vô cảm từ nhiều địa bàn dân cư cũng đang là môi trường tốt để tội phạm này phát triển, từ đó gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh hoan nghênh Công an tỉnh đã tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch để đấu tranh đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động tín dụng đen. Đồng chí đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương cần chỉ đạo các ngành, đoàn thể tích cực tham gia tuyên truyền về tình hình, phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm nêu trên để nhân dân biết và cảnh giác. Các Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với lực lượng Công an tiến hành điều tra khảo sát tình hình liên quan đến hoạt động ngân hàng- tín dụng để nắm bắt tình hình nợ xấu của các ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng Nhà nước cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân, doanh nghiệp được vay vốn thuận lợi.

Đối với Công an tỉnh, cần chỉ đạo lực lượng từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt các kế hoạch đã được ban hành; đồng thời xây dựng kế hoạch cao điểm về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm hoạt động có liên quan đến tín dụng đen. Tiếp tục điều tra, khởi tố một số vụ án vi phạm nhằm giáo dục răn đe, phòng ngừa chung. Thường xuyên phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân cùng cấp trong công tác tiếp nhận đơn và điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này; bố trí lực lượng đủ mạnh kể cả trong tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại các giấy phép được cấp phép của các công ty tài chính; chỉ đạo các Ngân hàng Nhà nước về việc khảo sát tình trạng nợ xấu.


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]