(Baothanhhoa.vn) - Sáng 10.6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ Bảy, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hoá Mai Sỹ Diến thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Sáng 10.6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ Bảy, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hoá Mai Sỹ Diến thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Cho ý kiến về dự thảo Luật này, ĐBQH Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) đồng tình với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong đó, tập trung vào vấn đề tinh gọn bộ máy, quy định rõ việc ủy quyền, phân quyền, phân cấp, điều chỉnh chức năng chuyên môn, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan hành chính nhà nước cho phù hợp với yêu cầu tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân và hội nhập quốc tế. Thông qua đó, Chính phủ quản lý nhà nước theo nguyên tắc phải vừa đồng bộ, vừa phù hợp với từng loại đơn vị hành chính, tạo sự chủ động, linh hoạt và vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ cụ thể ở địa phương trong phạm vi được ủy quyền, phân quyền và phân cấp.

Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hoá Mai Sỹ Diến thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Đề cập đến khung số lượng biên chế tối thiểu khoản 1 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 23 Luật Tổ chức Chính phủ, đại biểu cho rằng, đã là khung thì phải có tối thiểu và tối đa. Về việc có nên giảm Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện và giảm số Phó Trưởng ban chuyên trách HĐND cấp tỉnh của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hay giữ nguyên như quy định hiện hành?, ĐBQH cho rằng, HĐND cấp tỉnh, huyện bố trí 2 Phó chủ tịch, 2 Phó trưởng ban chuyên trách của HĐND tỉnh nhằm tăng vai trò giám sát, tăng hiệu quả hoạt động của HĐND với tính chất là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương. Quy định này không làm tăng thêm biên chế ở địa phương mà nếu phải điều chỉnh biên chế địa phương để bố trí thì cần thiết phải bố trí. Nếu chỉ nhìn thấy công việc của chính quyền bận mà cho rằng bố trí 2 Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, huyện và 2 Phó ban HĐND tỉnh đang lãng phí biên chế, nhân lực là chưa đúng. Bởi lẽ, chính quyền là điều hành, quản lý, tăng 1 Phó Chủ tịch UBND vẫn cứ bận, vấn đề đặt ra là ủy quyền, phân công, phân cấp cho cấp dưới trực tiếp và thực hiện chức năng chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND, đại biểu nói.

Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hoá Mai Sỹ Diến thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương

Đại biểu cũng đặt câu hỏi, HĐND đã hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ, hiệu lực, hiệu quả theo quy định và yêu cầu chưa? Vai trò giám sát để kiến nghị điều chỉnh, xử lý theo luật đã đảm bảo chưa? Kỳ họp của HĐND có thực hiện mang tính dân chủ thực sự, ý kiến chất vấn thẳng thắn như kỳ họp QH hay chưa? Thực tế cho thấy, nhiều nơi, chưa đạt được yêu cầu, ĐB Mai Sỹ Diến nói.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này được đại biểu chỉ rõ: do việc bố trí nhân sự đại biểu chuyên trách của HĐND về mặt năng lực, chuyên môn có phần chưa phù hợp. Cơ cấu đại biểu HĐND chủ yếu là đại biểu kiêm nhiệm ở các phòng, ban cấp huyện, các sở, ngành cấp tỉnh. Việc tham gia đoàn giám sát của HĐND đối với các cơ quan chuyên môn cùng cấp chưa thực sự trách nhiệm. Vấn đề này cần đánh giá tổng kết trước khi xây dựng cơ cấu tiêu chuẩn đại biểu HĐND cho nhiệm kỳ tới. Mặt khác, tăng chuyên trách của HĐND các cấp cũng là tăng việc giám sát thực hiện quyền lực của UBND các cấp.

Trên sở phân tích này, đại biểu đề nghị, thống nhất giữ nguyên như luật hiện hành và đề nghị bổ sung trong luật quy định phải đánh giá hàng năm đại biểu HĐND có bao nhiêu ý kiến, tham gia bao nhiêu đoàn giám sát, đoàn tiếp xúc cử tri. Đồng thời, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ việc tổ chức thực hiện giám sát của HĐND, các Ban của HĐND phải mang tính pháp lý. Thông qua đó mới thực sự nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân.

Đề cập đến cơ cấu tổ chức của HĐND, đại biểu đề nghị, quy định cứng trong luật là Chủ tịch HĐND tỉnh, huyện xã và Trưởng ban HĐND cấp tỉnh, huyện là kiêm nhiệm, không để cụm từ "có thể" sẽ thiếu thống nhất trong thực hiện. Ngoài ra, từ thực tiễn hoạt động của cấp xã, đại biểu cho rằng, đây là là cấp trực tiếp với nhân dân, và các hoạt động của thôn bản, mọi việc rất cần chính quyền tổng hợp, triển khai và giải quyết trực tiếp, không biến cấp thôn bản thành cấp hành chính thứ năm, không để xảy ra tình trạng giao việc cho cán bộ không chuyên trách như cán bộ chuyên trách ở cấp xã, phường và đẩy áp lực tăng phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách lên cấp tỉnh và Chính phủ. Do đó, cần tăng Phó Chủ tịch UBND xã, phường loại 2 lên 2 Phó Chủ tịch, phân công phụ trách kinh tế và văn hóa xã hội trên cơ sở đề nghị Chính phủ, chính quyền các cấp tổ chức khảo sát đánh giá, tổng kết, cân nhắc, bố trí công việc Chủ tịch một số đoàn thể xã, kể cả chức danh xã đội trưởng trên cơ sở khách quan, hiệu quả, tôn trọng các tổ chức đoàn thể và yêu cầu nhiệm vụ quân sự xã, phường, ĐB Mai Sỹ Diến đề nghị.

Hà An


Hà An

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]