(Baothanhhoa.vn) - Cách đây vừa tròn 75 năm, trong những ngày mùa thu lịch sử ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 15-11-1945, Chi bộ cộng sản đầu tiên, tiền thân của Đảng bộ TP Thanh Hóa ngày nay được thành lập. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định bước trưởng thành, lớn mạnh của phong trào cách mạng thị xã Thanh Hóa lúc bấy giờ. Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, với trí tuệ, bản lĩnh và nghị lực kiên cường; với tinh thần chủ động, sáng tạo, Đảng bộ đã lãnh đạo phong trào cách mạng vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, liên tục phát triển, có nhiều đóng góp quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng bộ TP Thanh Hóa (15-11-1945 - 15-11-2020)

Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm, quyết tâm xây dựng TP Thanh Hóa trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước

Cách đây vừa tròn 75 năm, trong những ngày mùa thu lịch sử ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 15-11-1945, Chi bộ cộng sản đầu tiên, tiền thân của Đảng bộ TP Thanh Hóa ngày nay được thành lập. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định bước trưởng thành, lớn mạnh của phong trào cách mạng thị xã Thanh Hóa lúc bấy giờ. Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, với trí tuệ, bản lĩnh và nghị lực kiên cường; với tinh thần chủ động, sáng tạo, Đảng bộ đã lãnh đạo phong trào cách mạng vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, liên tục phát triển, có nhiều đóng góp quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm, quyết tâm xây dựng TP Thanh Hóa trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước

TP Thanh Hóa ngày càng phát triển hiện đại. Ảnh: Hiếu Nam

Bước ngoặt quan trọng trong phong trào cách mạng

Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hòa theo dòng chảy cuộc đấu tranh của Nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược, phong trào đấu tranh của Nhân dân thị xã Thanh Hóa diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú và quyết liệt. Trong quá trình đấu tranh cách mạng từ năm 1930 đến khi giành được chính quyền (tháng 8-1945), thị xã là một trong những địa bàn hoạt động sôi nổi và mạnh mẽ của các tổ chức cách mạng; nơi liên hệ, bắt mối với Trung ương và các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ. Nhiều lần Tỉnh ủy đã cử cán bộ về thị xã để xây dựng cơ sở cách mạng, nhưng do đây là dinh lũy của chính quyền thực dân, phong kiến nên việc xây dựng tổ chức Đảng gặp rất nhiều khó khăn.

Cách mạng Tháng Tám thành công đặt ra nhiệm vụ cấp bách phải thành lập tổ chức Đảng để lãnh đạo phong trào cách mạng, chống lại “thù trong, giặc ngoài”, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ. Ngày 15-11-1945, tại Nhà máy đèn, nay là hồ Thanh Quảng thuộc địa phận phường Ba Đình, đồng chí Bùi Đạt, đại diện Tỉnh ủy Thanh Hóa đã triệu tập hội nghị công bố quyết định thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của thị xã, do đồng chí Trần Tiến Quân làm Bí thư. Tình hình chuyển biến mau lẹ, chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng đảng viên trong chi bộ ngày càng tăng. Tháng 3-1946, tại Hội nghị toàn thể 20 đảng viên trong chi bộ đã bầu Thị ủy lâm thời và chi bộ đảng được nâng cấp thành Đảng bộ. Kể từ đây, mỗi bước thăng trầm của phong trào cách mạng thị xã đều gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng bộ.

Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm, quyết tâm xây dựng TP Thanh Hóa trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước

Lịch sử ra đời, đấu tranh, xây dựng và phát triển của Đảng bộ TP Thanh Hóa luôn gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng bộ đã đề ra những quyết sách phù hợp; bằng ý chí phấn đấu không ngại gian khó, không sợ hy sinh của đội ngũ cán bộ, đảng viên; bằng ý thức đoàn kết, gắn bó máu thịt với Nhân dân, được Nhân dân tin yêu, ủng hộ và bảo vệ; Đảng bộ đã lãnh đạo phong trào cách mạng đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp xứng đáng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như công cuộc đổi mới ngày nay.

Kế thừa và phát huy truyền thống bất khuất, ý chí kiên cường của quê hương cách mạng, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ đã tập hợp lực lượng, lãnh đạo quân và dân thị xã khắc phục khó khăn, gian khổ, đẩy mạnh lao động sản xuất, tích cực tham gia kháng chiến, kiến quốc, hoàn thành vẻ vang sứ mệnh của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Thanh Hóa đã tuyên dương “Thị trấn Thanh Hóa khá về xây dựng các đoàn xe đạp các xe điển hình”; nhiều cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ hạng Ba, Chiến sĩ thi đua, được tặng thưởng Huy hiệu Hồ Chủ tịch...

Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm, quyết tâm xây dựng TP Thanh Hóa trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước

Cầu Hàm Rồng - nơi từng ghi dấu những chiến công. Ảnh: P.V

Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam; Đảng bộ, quân và dân thị xã vừa sản xuất, vừa chiến đấu, với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, đã đóng góp nhiều sức người, sức của chi viện cho tiền tuyến, góp phần làm nên thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong những năm gian khó ấy, từ đống đổ nát của chiến tranh, các mặt hoạt động kinh tế của thị xã vẫn được khôi phục. Nhiều HTX nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh; tiêu biểu là HTX cơ khí Thành Công được vinh danh là lá cờ đầu ngành tiểu thủ công nghiệp toàn miền Bắc. Trong chiến đấu, cán bộ, đảng viên và Nhân dân thị xã đã kiên cường chống trả các đợt tấn công phá hoại của quân thù, giữ vững trận địa pháo, bảo đảm huyết mạch giao thông thông suốt. Từ trong máu lửa của cuộc chiến tranh vĩ đại ấy, các địa danh như: Hàm Rồng, Nam Ngạn, Yên Vực, núi Ngọc,... đã đi vào lịch sử; nhiều tấm gương chiến đấu, hy sinh đã đi vào huyền thoại, thành khúc tráng ca bất tử.

Dấu ấn công cuộc đổi mới

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh đi trước, trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, trải qua từng giai đoạn lịch sử, bằng tinh thần lao động cần cù và sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã bám sát sự lãnh đạo của tỉnh, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, các địa phương bạn, đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, ra sức thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh CNH, HĐH, khơi dậy được tiềm năng, lợi thế, sức sáng tạo trong Nhân dân, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt đô thị, thực sự xứng đáng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, chính trị và khoa học - kỹ thuật của tỉnh; đô thị cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với Trung bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh với cả nước.

Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm, quyết tâm xây dựng TP Thanh Hóa trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước

Những khu đô thị mới đang được hình thành tạo nên điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan của TP Thanh Hóa.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, thành phố đã phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng, lợi thế, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Điểm nhấn nổi bật là: Kinh tế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá; hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại. Nhiều công trình lớn, nhiều dự án trọng điểm như: cầu Hoàng Long, cầu vượt Phú Sơn, quảng trường Lam Sơn, quảng trường Hàm Rồng, khuôn viên Tượng đài Lê Lợi, đại lộ Bắc - Nam, Trung tâm thương mại, công viên Hội An, công viên Thanh Quảng, Khu Công nghiệp Tây Bắc Ga... lần lượt được xây dựng và hình thành. Những công trình này đến nay vẫn là nền tảng hạ tầng vô cùng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của cả tỉnh. Cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng đồng bộ, giai đoạn 2006 - 2010, tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 18,5%, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2.366 USD, vượt mục tiêu đề ra và cao gấp 2,15 lần so với năm 2005; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 282 triệu USD, tăng 106 triệu USD so với nhiệm kỳ trước; huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt 13.500 tỷ đồng, vượt 1.000 tỷ đồng so với kế hoạch đề ra; các ngành kinh tế phát triển khá toàn diện. Quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 72% năm 2005 lên 76% năm 2010.

Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm, quyết tâm xây dựng TP Thanh Hóa trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước

Khu Đô thị Vinhomes Stars City (TP Thanh Hóa).

Ðể phát huy và nâng cao vai trò, vị thế của trung tâm tỉnh lỵ lớn, ngày 1-5-1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 37/CP-TTg, nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố và công nhận TP Thanh Hóa là đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Với những kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực, năm 1995, thành phố được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Năm 2004, thành phố được công nhận là đô thị loại II. Đến năm 2010, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì. Đặc biệt, năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 05/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính TP Thanh Hóa. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố đã đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế; đến năm 2014, nhân kỷ niệm 210 năm đô thị tỉnh lỵ, 20 năm thành lập thành phố, thành phố được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, được Thủ tướng Chính phủ công nhận đô thị loại I. Đây là những phần thưởng cao quý, khẳng định tầm vóc và sự trưởng thành vượt bậc của TP Thanh Hóa.

Khẳng định vị thế đô thị trung tâm đầu tàu kinh tế

Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020, là đại hội nhiệm kỳ đầu tiên sau khi Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Đại hội đã xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2015-2020.

Trong 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền thành phố đã nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX, trọng tâm là lãnh đạo thực hiện tốt 4 chương trình trọng tâm và 2 khâu đột phá, nhằm tạo nên bước phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động của thành phố. Nhờ vậy, kinh tế của thành phố có sự tăng trưởng cao, năng lực và quy mô giá trị sản xuất ngày càng lớn mạnh. Nổi bật là: Kinh tế tăng trưởng khá; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân ước đạt 16,5%, tăng 1,5% so với giai đoạn trước. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 73,4 triệu đồng, gấp gần 2 lần năm 2015. Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 22.500 tỷ đồng, chiếm 18,4% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm, quyết tâm xây dựng TP Thanh Hóa trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước

Những năm gần đây, nhiều công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Thanh Hóa. Ảnh: Minh Hiếu

Sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân ước đạt 16,8%. Dịch vụ - thương mại phát triển đồng bộ cả về quy mô, ngành nghề và chất lượng; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ bình quân tăng 17,8%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 ước đạt 1.750 triệu USD, gấp 2,32 lần so với đầu nhiệm kỳ. Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng. Huy động vốn cho đầu tư phát triển ước đạt 143.010 tỷ đồng, gấp 2,13 lần giai đoạn trước và chiếm 23,3% tổng huy động vốn đầu tư toàn tỉnh.

Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển; công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo. Đến hết năm 2019, đã có 17/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Đi lên từ muôn vàn gian khó, từ một thị xã nghèo nàn, nhỏ bé, bị tổn thất nặng nề qua hai cuộc chiến tranh, đến nay thành phố đã khoác lên mình bộ áo mới. Qua 4 lần mở rộng địa giới hành chính, diện tích tự nhiên tăng lên hơn 14.677 ha, dân số gần 500 ngàn người, là một trong những đô thị trực thuộc tỉnh lớn nhất cả nước. Kết cấu hạ tầng đô thị tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp; nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, dịch vụ thương mại quy mô lớn, hiện đại đã được đầu tư xây dựng, như: Hạ tầng giao thông nội đô và hệ thống giao thông kết nối thành phố với vùng phụ cận; khu đô thị mới phường Điện Biên và Trung tâm thương mại Vincom, Trung tâm hành chính TP Thanh Hóa, Khu đô thị Vinhomes Star City... Những công trình ấy đã trở thành những điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan đô thị, tạo ra diện mạo mới theo hướng văn minh, hiện đại cho TP Thanh Hóa, đặc biệt đã góp phần mở rộng không gian phát triển, nâng cao “sức hút” của thành phố đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm, quyết tâm xây dựng TP Thanh Hóa trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước

Song song với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội có chuyển biến tiến bộ. Đến nay, toàn thành phố có 10/34 phường, xã không còn hộ nghèo; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,13%. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; sự liên kết, hợp tác với các địa phương, các đô thị trong và ngoài nước được mở rộng; vai trò, vị thế, uy tín của thành phố ngày càng được nâng cao.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường. TP Thanh Hóa là một trong những Đảng bộ đi đầu trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII, Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị về đổi mới sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị. Trải qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, từ chi bộ cộng sản đầu tiên với 20 đảng viên, đến nay Đảng bộ thành phố đã là Đảng bộ có số đảng viên lớn nhất tỉnh, với hơn 22 ngàn đảng viên, sinh hoạt tại 70 đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Năng lực lãnh đạo của các cấp ủy; quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên; vai trò của MTTQ và các đoàn thể được phát huy.

Trong triển khai đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, TP Thanh Hóa là Đảng bộ được Ban Thường vụ Tỉnh ủy lựa chọn tổ chức đại hội điểm; Ban Thường vụ Thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy; đã tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tạo không khí phấn khởi, thi đua sôi nổi trong toàn Đảng bộ.

Những kết quả đạt được của TP Thanh Hóa trong thời gian qua tiếp tục khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ, tạo tiền đề để thành phố hiện thực hóa “khát vọng thịnh vượng”.

Hiện thực hóa “khát vọng thịnh vượng”

Bước sang giai đoạn phát triển mới, TP Thanh Hóa có nhiều cơ hội để phát triển nhanh về mọi mặt; song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi Đảng bộ và Nhân dân thành phố phải tranh thủ thời cơ, nỗ lực vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát huy cao độ truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, vị thế, tầm vóc đô thị tỉnh lỵ của một tỉnh có diện tích và quy mô dân số lớn nhất cả nước và đang trên đà phát triển đi lên mạnh mẽ.

Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm, quyết tâm xây dựng TP Thanh Hóa trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước

Quán triệt sâu sắc các quan điểm phát triển của Đảng, với phương châm “Đoàn kết - Kỷ cương - Nêu gương - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI đã đề ra định hướng phát triển của thành phố trong 5 năm tới, đó là: “Xây dựng thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại”. Định hướng trên là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, là quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, đồng thời cũng là khát khao của Nhân dân thành phố.

Để thực hiện được mục tiêu cao cả đó, Đảng bộ thành phố đã xác định 27 chỉ tiêu chủ yếu, 3 chương trình trọng tâm và 2 đột phá trong nhiệm kỳ, với nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trên tất cả các lĩnh vực. Trọng tâm là:

Thứ nhất, tập trung cao cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế. Tranh thủ thời cơ, vận hội mới của tỉnh và phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố để thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng; gắn phát triển TP Thanh Hóa với các khu động lực phát triển kinh tế của tỉnh, hướng tới xây dựng TP Thanh Hóa trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của tỉnh và của khu vực Nam đồng bằng Bắc bộ - Bắc Trung bộ.

Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm, quyết tâm xây dựng TP Thanh Hóa trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước

Thứ hai, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; gắn đường hướng phát triển thành phố với chiến lược phát triển chung của tỉnh, đáp ứng vai trò đầu tàu kết nối, trung tâm động lực phát triển mọi lĩnh vực của tỉnh. Đồng thời, từng bước ứng dụng thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để xây dựng thành phố thông minh. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát huy tối đa năng lực sản xuất của các ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế. Ưu tiên phát triển một số loại hình dịch vụ - thương mại có thế mạnh; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng dịch vụ, thương mại, hạ tầng khu đô thị, khu dân cư, nhất là các dự án trọng điểm. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp sạch; đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống, gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Chú trọng phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng sinh thái, bền vững, hiệu quả cao.

Thứ ba, song song với phát triển kinh tế, tiếp tục quan tâm hơn nữa đến phát triển văn hóa - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, xây dựng TP Thanh Hóa thực sự là “Trung tâm văn hóa” của cả tỉnh.

Thứ tư, thường xuyên chăm lo giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề an ninh, trật tự, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả tỉnh.

Phát huy truyền thống vẻ vang 75 năm, quyết tâm xây dựng TP Thanh Hóa trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước

Thứ năm, chăm lo làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình, trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý vì sự phát triển của thành phố.

Tự hào truyền thống 75 năm vẻ vang của Đảng bộ thành phố và bề dày lịch sử hơn 210 năm đô thị tỉnh lỵ, với nhiệt huyết tràn đầy của thành phố trẻ; Đảng bộ, chính quyền, quân và dân TP Thanh Hóa nguyện đoàn kết một lòng, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020-2025, xây dựng thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.

Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa


Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy TP Thanh Hóa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]