(Baothanhhoa.vn) - Cách trung tâm huyện hàng chục km, thôn Hùng Tiến, xã Xuân Bình (Như Xuân) nhiều năm trước chủ yếu là đồi hoang, đất trống thì nay đã được phủ xanh bằng những trang trại trồng cây ăn quả, nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực giúp hội viên phụ nữ huyện Như Xuân phát triển kinh tế

Cách trung tâm huyện hàng chục km, thôn Hùng Tiến, xã Xuân Bình (Như Xuân) nhiều năm trước chủ yếu là đồi hoang, đất trống thì nay đã được phủ xanh bằng những trang trại trồng cây ăn quả, nuôi cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nỗ lực giúp hội viên phụ nữ huyện Như Xuân phát triển kinh tế

Mô hình kinh tế hộ gia đình chị Nguyễn Thị Hương, thôn Hùng Tiến, xã Xuân Bình (Như Xuân).

Chị Nguyễn Thị Hương, thôn Hùng Tiến, chủ trang trại trồng cây ăn quả với tổng diện tích hơn 2 ha cho biết: Vùng “núi rỗ” này trước đây bỏ hoang, đất xấu cỏ không mọc được, nhưng gia đình tôi đã kiên trì cải tạo qua từng năm để trồng mía, thanh long, na, táo, ổi... Riêng việc cải tạo đất tốn rất nhiều công sức, tiền của. Nhưng xác định làm thì phải kiên trì, không phải ngày một, ngày hai mà có thành quả. Qua 8 năm trồng cây, mỗi vụ, mỗi năm gia đình đều trồng thí điểm, cây nào hợp chân đất thì đầu tư trồng. Hiện nay, cây thanh long là cây chủ lực của gia đình với hơn 1.000 trụ. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên quả rất ngọt, thương lái đã tìm đến đặt hàng.

Dẫn chúng tôi mục sở thị vườn thanh long đỏ rực đang cho thu hoạch, chị Hương cho biết thêm: Ngoài đổ công sức trồng thanh long, 6 sào ao cá cũng đã lấy đi biết bao công sức, tiền của của gia đình. Bởi thời gian chưa kè được ao, lũ lụt mất trắng. Vay mượn tiền kè ao không đủ, vợ chồng làm ngày, làm đêm để công trình ao cá được hoàn thành. Trời không phụ công người, sau hơn 1 năm, vợ chồng tôi đã có thu nhập. Nay thu nhập từ ao cá đạt 50 triệu đồng/năm, thanh long đạt vài trăm triệu đồng/năm.

Đồng chí Nguyễn Văn Đào, bí thư chi bộ, kiêm trưởng thôn cho biết: Ban đầu thôn có 4 hộ làm trang trại cây ăn quả, nay tăng lên 12 hộ. Các hộ đều có thu nhập khá và đóng góp, hỗ trợ một phần kinh phí cho thôn xây dựng nông thôn mới (làm đường, công tác khuyến học...). Thôn được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm đầu tư đường, điện, tạo thuận lợi cho hộ dân sản xuất, giao thương hàng hóa và sinh hoạt, góp phần giảm hộ nghèo (hiện thôn có 6 hộ nghèo), tăng hộ khá, giàu.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc thúc đẩy sản xuất của thôn Hùng Tiến nói riêng, xã Xuân Bình nói chung có vai trò đóng góp quan trọng của cán bộ, hội viên, phụ nữ. Bởi hầu hết các phong trào, mô hình sản xuất, kinh doanh đều có bóng dáng của các chị và được tổ chức hội quan tâm tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật, thị trường... Nhiều chị đi lên từ khó khăn gian khổ nay trở thành chủ vườn, chủ trang trại. Tiêu biểu như gia đình chị Đinh Thị Hoa có 4 ha cao su, giải quyết việc làm cho 5 lao động; gia đình chị Nguyễn Thị Hương có hơn 2 ha cây ăn quả ở thôn Hùng Tiến; gia đình chị Lê Thị Hương ở thôn Hào làm dịch vụ kinh doanh thương mại...

Đồng chí Lê Thị Thu, Chủ tịch Hội LHPN huyện Như Xuân cho biết: Giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội LHPN huyện tăng cường chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Ngay đầu nhiệm kỳ và hàng năm, các cấp hội đều rà soát hộ nghèo, đăng ký với cấp ủy, chính quyền địa phương về số hộ nghèo được hội giúp đỡ và xây dựng kế hoạch giúp trên tinh thần cầm tay chỉ việc. Đổi mới nội dung sinh hoạt, tăng cường dự sinh hoạt với chi hội; phối hợp tổ chức đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với hội viên để nắm bắt tư tưởng hội viên và hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình đi vào thực chất hơn, đáp ứng nhu cầu của hội viên.

Hiện 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều xây dựng được 18 câu lạc bộ phụ nữ giảm nghèo và đã có 584/900 thành viên câu lạc bộ thoát nghèo. Phong trào giúp nhau phát triển kinh tế được duy trì bằng nhiều hình thức, như: Vay vốn tiết kiệm tại chi, tổ tiết kiệm, vốn ngân hàng... Nhiều chị đã sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả, như chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hùng Tiến (Xuân Bình), các chị Đoàn Thị Sáu, Ngân Thị Chinh ở thôn Thanh Vân (Cát Tân), chị Hà Thị Phước ở thôn Chôi Chờn (Bãi Trành)...

Ngoài ra, Hội LHPN huyện còn thành lập 2 tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản ở xã Cát Vân; 1 tổ hợp tác chăn nuôi dê ở xã Thanh Quân và phát triển ngân hàng bò do ĐBQH Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tài trợ 10 con, nay các mô hình bò sinh sản đã có 6 bê con và trao cho hội viên khó khăn khác nuôi. Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện còn phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, dạy nghề may, trao con giống, mái ấm cho hội viên nghèo...

Với nhiều hoạt động thiết thực, hàng năm, các cấp hội phụ nữ huyện Như Xuân đã giúp 35 chị thoát nghèo bền vững. Kinh tế phát triển, nhận thức của hội viên, phụ nữ các dân tộc trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao. Đa số hội viên tích cực tham gia thực hiện tốt các phong trào của hội và các hoạt động của địa phương, trong đó có phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới.

Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]