(Baothanhhoa.vn) - Không chỉ giữ vai trò “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nhiều bí thư chi bộ thôn, bản trong tỉnh còn là điển hình dân vận khéo ở cơ sở, với những việc làm thiết thực, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những bí thư chi bộ làm dân vận khéo ở cơ sở

Những bí thư chi bộ làm dân vận khéo ở cơ sở

Chị Hà Thị Thủy, bí thư chi bộ, trưởng thôn Cao Tiến, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân (người thứ 2 từ trái qua phải) cùng cán bộ xã đi thăm đoạn đường tự quản của chi hội phụ nữ thôn. Ảnh: Thụy Châu

Không chỉ giữ vai trò “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nhiều bí thư chi bộ thôn, bản trong tỉnh còn là điển hình dân vận khéo ở cơ sở, với những việc làm thiết thực, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Theo tuyến đường Hồ Chí Minh, tôi về xã Luận Thành (Thường Xuân). Như đã hẹn, chị Hà Thị Thủy, bí thư chi bộ, trưởng thôn Cao Tiến, tiếp tôi tại nhà văn hóa thôn. Thôn Cao Tiến có 340 hộ dân, với 1.210 nhân khẩu, đồng bào Thái chiếm hơn 70%. Bám sát Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”, cấp ủy, lãnh đạo thôn đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và cụ thể hóa bằng nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Để các nghị quyết đi vào cuộc sống, chị Thủy cùng với ban công tác mặt trận, các đoàn thể của thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác giảm nghèo. Từ chỗ được tuyên truyền, người dân trong thôn đã nâng cao nhận thức, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, tự vươn lên thoát nghèo. Chị Thủy cho biết: “Đối với đồng bào miền núi, bên cạnh dân vận khéo cần phải có những việc làm cụ thể, “cầm tay chỉ việc”, thì bà con mới tin và làm theo”. Xác định được điểm mấu chốt của vấn đề, chi bộ, lãnh đạo thôn Cao Tiến chủ động đấu mối với xã và huyện mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số làm nông nghiệp, trồng rừng.

Vụ chiêm xuân năm 2014-2015, thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình 135, thôn Cao Tiến được thụ hưởng mô hình thâm canh cây lúa bền vững. Với cương vị của mình, chị Thủy và các cán bộ thôn đã vận động bà con đóng góp ngày công tu sửa kênh dẫn nước vào các xứ đồng; áp dụng kiến thức đã học thực hiện cấy lúa hàng rộng, hàng hẹp và sử dụng phân viên nén dúi sâu. Ngay trong vụ thu hoạch đầu tiên, năng suất cây lúa tại các xứ đồng Pà Lán, Đồng Ấp, Đồng Bai của thôn đạt 65 tạ/ha, cao gấp 2 lần so với diện tích lúa mà bà con canh tác theo tập quán, không bón phân, chưa chủ động về nước tưới. Với đặc thù của một địa phương miền núi, chị Thủy còn tích cực vận động nhân dân phát triển kinh tế rừng, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả. Đến nay, toàn thôn có hơn 700 ha rừng keo và 10 hộ xây dựng được mô hình trồng cây ăn quả cho thu nhập cao. Đáng chú ý, trong giai đoạn cây keo chưa khép tán người dân trong thôn còn trồng xen cây sắn để tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài. Nghe theo lời đồng chí bí thư chi bộ, người dân thôn Cao Tiến đã thay đổi phương thức sản xuất hợp lý, qua đó, đời sống từng bước được nâng lên. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt 34 triệu đồng/người/năm; trong thôn chỉ còn 11 hộ nghèo và cận nghèo.

Những bí thư chi bộ làm dân vận khéo ở cơ sở

Ông Nguyễn Văn Thọ, bí thư chi bộ, trưởng thôn Thọ Tân, xã Xuân Tân, huyện Thọ Xuân (người ngồi thứ 2 từ trái sang phải) cùng với nhân dân trong thôn.

Xuôi về thôn Thọ Tân, xã Xuân Tân (Thọ Xuân), tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của một vùng quê thuần nông, với những con đường bê tông kiên cố, nhà văn hóa khang trang. Hơn 17 năm làm công việc “vác tù và hàng tổng” và đảm nhiệm chức bí thư chi bộ thôn, ông Nguyễn Văn Thọ không chỉ gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua, mà còn luôn nhiệt huyết trong việc vận động nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Năm 2015, thôn Thọ Tân bắt tay vào XDNTM với không ít khó khăn, nhất là việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Với vai trò là bí thư chi bộ, trưởng thôn, ông Thọ luôn dành thời gian “đến từng ngõ, gõ từng nhà” động viên, giải thích cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình XDNTM. Từ chỗ thông về tư tưởng, nhân dân trong thôn đã đồng thuận hưởng ứng, đóng góp hơn 800 triệu đồng để xây dựng các công trình phúc lợi. Đến năm 2018, toàn bộ 5km đường giao thông của thôn đã được bê tông hóa và xây mới nhà văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi để người dân sinh hoạt. Cùng năm đó, thôn Thọ Tân hoàn thành 14/14 tiêu chí NTM.

Mặc dù không còn giữ chức bí thư chi bộ, song mọi người dân thôn Giáng, xã Quang Hiến (Lang Chánh) vẫn luôn nhắc nhớ đến ông Lê Vũ Quang - người có nhiều đóng góp trong quá trình XDNTM ở địa phương. Với phương châm “việc dễ làm trước, việc khó làm sau” và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, ông Quang đã cùng với các đồng chí trong cấp ủy xây dựng nghị quyết chuyên đề về XDNTM. Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cấp ủy chi bộ, lãnh đạo thôn mà đứng đầu là ông Quang đã biết phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên để tạo sức lan tỏa đến cộng đồng dân cư trong việc chung tay XDNTM. Nhờ vậy, đã khơi dậy được sức dân để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn. Điểm nhấn phải kể đến, hơn 2,2 km đường giao thông nội thôn, 2,6 km đường vào các khu sản xuất được bê tông hóa. Hệ thống tường rào nhà văn hóa, khu trung tâm văn hóa, cổng chào của thôn cũng được xây dựng khang trang từ nguồn đóng góp của nhân dân. Trong thực hiện tiêu chí môi trường, ông Quang cùng với ban công tác mặt trận, các đoàn thể thôn tích cực vận động 100% hộ dân xây hố thu gom rác thải, đặc biệt là di chuyển chuồng trại chăn nuôi ra khu dân cư, bảo đảm cảnh quan môi trường. Với sự đồng thuận của nhân dân, năm 2015, thôn Giáng đã đạt chuẩn NTM. Đây chính là tiền đề quan trọng để thôn Giáng trở thành thôn kiểu mẫu vào tháng 10-2019 vừa qua.

Trên đây chỉ là 3 trong số hàng trăm tấm gương bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản làm “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy, chính quyền và hệ thống dân vận từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng và nhân rộng được 8.419 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo sức lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân, đóng góp vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh.

Trần Thanh


Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]