(Baothanhhoa.vn) - Thông chỉ giữ vai trò “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nhiều đồng chí bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản ở khu vực miền núi tỉnh Thanh còn là tấm gương sáng đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn đi đầu trong phát triển kinh tế

Những bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn đi đầu trong phát triển kinh tế

Vùng sản xuất rau an toàn thôn Điền Lý, xã Điền Lư (Bá Thước).

Thông chỉ giữ vai trò “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nhiều đồng chí bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản ở khu vực miền núi tỉnh Thanh còn là tấm gương sáng đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình.

Theo Quốc lộ 217,chúng tôi ngược lên xã Điền Lư (Bá Thước). Như đã hẹn, đồng chí Lê Chí Dũng, bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Điền Lý, tiếp chúng tôi tại nhà văn hóa thôn. Đồng chí Dũng phấn khởi, chia sẻ: “Thôn Điền Lý vốn có truyền thống trồng rau màu, với diện tích khoảng 18 ha. Tuy nhiên, nhiều năm qua, bà con trong thôn chúng tôi trồng rau theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ và manh mún nên giá trị lợi nhuận không cao. Để giúp bà con có thể sống được bằng nghề trồng rau, năm 2017, xã Điền Lư đã thành lập HTX rau an toàn Điền Lý”. Đến thăm khu đồng Rầm - nơi triển khai mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap của xã, chỉ tay về phía đồng rau, với su hào, bắp cải, mùng tơi, mướp xanh tốt, đồng chí Dũng nói: “Đây là toàn bộ vùng rau an toàn của xã, với 60 hộ dân tham gia chuỗi cung ứng giá trị an toàn đấy! Trong đó, có 23 hộ dân là xã viên của HTX rau an toàn Điền Lý”. Hỏi chuyện thêm mới biết, ngay tại đại hội lần thứ nhất của HTX rau an toàn Điền Lý, đồng chí Dũng đã được bà con xã viên tin tưởng bầu giữ chức giám đốc HTX. Với tinh thần “đảng viên đi trước làng nước theo sau”, đồng chí Dũng đã tiên phong đăng ký tham gia mô hình sản xuất rau an toàn, với hơn 5 sào chuyên canh rau, củ, quả. Khi tham gia vào HTX sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, thu nhập của gia đình đồng chí Dũng và bà con trong xã đã tăng lên gần gấp đôi so với trước đây. Theo tính toán, với 5 sào rau, mỗi vụ gia đình đồng chí Dũng có thu nhập hơn 30 triệu đồng. Cùng với trồng rau an toàn, đồng chí Dũng còn đầu tư mua máy làm đất, xe ô tô vận tải để kinh doanh, phục vụ nhu cầu của người dân trong xã. Hiện mỗi năm gia đình đồng chí Dũng có thu nhập khoảng 300 triệu đồng và trở thành điển hình trong phát triển kinh tế, tạo ra sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Ngoài ra, trên cương vị giám đốc HTX, đồng chí Dũng cùng với các cán bộ kỹ thuật thường xuyên tập huấn, hướng dẫn bà con xã viên và nhân dân về kỹ thuật chăm sóc, bón phân, chọn giống rau đúng với quy trình quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn rau an toàn VietGap. Đồng thời, đồng chí còn chủ động liên hệ với các trường học, chợ đầu mối trên địa bàn huyện để tìm đầu ra, nơi tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả cho bà con. Năm 2018, sản lượng rau, củ, quả mà HTX rau an toàn Điền Lý và các hộ dân trong xã đã cung ứng ra thị trường khoảng 180 tấn. Nhờ có HTX và sự năng động của đồng chí bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bà con xã viên và các hộ liên kết sản xuất rau ở xã Điền Lư đã có thu nhập ổn định, khoảng 6 triệu đồng/sào/vụ, tương đương 120 triệu đồng/ha/vụ.

Rời xã Điền Lư, chúng tôi xuôi về xã Cẩm Phong (Cẩm Thủy). Khác với tưởng tượng của chúng tôi về một địa phương vừa phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề của lũ lụt, Cẩm Phong đang khoác lên mình diện mạo mới. Đáng mừng hơn, cuối năm 2018 này, xã chính thức cán đích chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong thành quả ấy, có sự đóng góp tích cực của đội ngũ bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, những hạt nhân tiên phong “khởi nguồn” cho mọi phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế ở cơ sở. Nói về vai trò gương mẫu, đi đầu trong thay đổi tư duy phát triển kinh tế gia đình ở xã Cẩm Phong, không thể không nhắc đến đồng chí Cao Văn Thơm, bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Đồng Chạ. Đồng chí Thơm cho biết, trước đây, toàn bộ 2 khu vườn rộng gần 4.000 m2 của gia đình chỉ trồng táo, công sức bỏ ra nhiều nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2015, khi huyện phát động nhân dân thực hiện cải tạo vườn tạp, đồng chí Thơm đã quyết định quy hoạch lại sản xuất đưa các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế vào trồng. Nhờ lựa chọn được hướng đi phù hợp nên mỗi năm gia đình đồng chí Thơm có thu nhập khoảng 40 triệu đồng từ cây ăn quả. Không dừng lại ở đó, gia đình đồng chí bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Đồng Chạ còn thuê lại hơn 1 ha đất ruộng của nhân dân địa phương để trồng cây củ đậu. Đồng thời, bố trí quỹ đất làm chuồng trại chăn nuôi 50 con lợn thịt, 10 con lợn nái và 200 con gà thịt. Vốn là người năng động, nhạy bén nên qua nắm bắt được nhu cầu của người dân trong thôn đồng chí Thơm đã đầu tư mở thêm cửa hàng rửa xe, dịch vụ xay xát. Hiện nay, mỗi năm gia đình đồng chí Thơm có thu nhập từ 300 đến 400 triệu đồng và trở thành tấm gương về phát triển kinh tế gia đình để mọi người dân trong thôn học tập, làm theo.

Đồng chí Dũng và đồng chí Thơm chỉ là 2 trong số rất nhiều tấm gương bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình ở khu vực miền núi tỉnh ta. Những tấm gương ấy, đã và đang tạo động lực, niềm tin để nhân dân học tập, làm theo, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững tại các địa phương.

Thụy Châu


Thụy Châu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]