(Baothanhhoa.vn) - Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13-8-2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đã chính thức có hiệu lực từ ngày 20-8, việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức phải được thực hiện theo các tiêu chí mới, chặt chẽ hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhận thức đúng, thực hiện nghiêm

Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13-8-2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đã chính thức có hiệu lực từ ngày 20-8, việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức phải được thực hiện theo các tiêu chí mới, chặt chẽ hơn.

Nhận thức đúng, thực hiện nghiêm

Ảnh minh họa.

Nguyên tắc chung mà nghị định đưa ra là đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm tính khách quan, công bằng, chính xác, không nể nang, trù dập, thiên vị và hình thức.

Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức không chỉ nhằm ghi nhận mức độ hoàn thành công việc, còn là điều kiện để khen thưởng, đề bạt, bổ nhiệm. Đằng sau câu chuyện gắn liền với quyền lợi này có không ít câu hỏi đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị.

Trước đây dù đã có văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, nhưng hạn chế của những quy định này là chưa lượng hóa tiêu chí gắn với mức độ hoàn thành công việc cụ thể.

Vì thế có những vấn đề mà mỗi người hiểu một cách khác nhau dẫn đến thực hiện không thống nhất.

Quan điểm chung của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP là đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.

Đặc biệt phải là nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác đánh giá cán bộ để tránh tình trạng khi xảy ra sai phạm của tập thể nhưng lại khó truy trách nhiệm cá nhân.

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được xem là cơ sở, căn cứ để bố trí, sử dụng, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp; quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái; khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên. Đánh giá đúng mức, khách quan và công tâm, sẽ là một kênh hết sức quan trọng nhằm bảo vệ và sử dụng đúng cán bộ, tránh thiệt thòi và những phức tạp nảy sinh.

Thế nhưng tiếc là qua đơn thư tố cáo và kiểm tra của các cơ quan chức năng thời gian qua cho thấy, có những cán bộ dù không đáp ứng được yêu cầu công việc, vi phạm nguyên tắc làm việc nhưng vẫn được đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt, thậm chí là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Với việc ban hành Nghị định số 90/2020/NĐ-CP sẽ là cơ sở để các cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu nêu cao hơn trách nhiệm trong đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, tránh cào bằng, cảm tính.

Nhận thức đúng và thực hiện nghiêm nghị định sẽ từng bước khắc phục tình trạng “ngồi nhầm chỗ” hay “sai quy trình” trong công tác bổ nhiệm, sử dụng cán bộ. Mặt khác, những người có nhiều cống hiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng sẽ thấy thoải mái, không còn nặng tâm tư trong công tác xếp loại cán bộ nữa.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]