(Baothanhhoa.vn) - Ngày 10 - 7, bước sang ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII, buổi sáng các đại biểu được chia thành 5 tổ để thảo luận.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Ngày 10 - 7, bước sang ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII, buổi sáng các đại biểu được chia thành 5 tổ để thảo luận.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Toàn cảnh buổi thảo luận tại tổ 3.

Dưới sự điều hành của các tổ trưởng, các đại biểu HĐND tỉnh và các đại biểu mời đã tập trung thảo luận về các nội dung như gợi mở của chủ tọa kỳ họp tại cuối phiên họp chiều 9-7, về các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh, các ban HĐND tỉnh.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Toàn cảnh buổi thảo luận tại tổ 1.

Các ý kiến thảo luận đã tập trung phân tích, làm rõ những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng -an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm, nhất là nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Các đại biểu đã chỉ ra những giải pháp cụ thể trong thực hiện các chỉ tiêu còn nhiều khó khăn đó là: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn; GRDP bình quân đầu người; cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP; huy động vốn; phát triển doanh nghiệp …. nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu năm 2018.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Các đại biểu thảo luận tại tổ 4.

Đặc biệt, nhiều ý kiến đã tập trung làm rõ những hạn chế về 3 nhóm vấn đề: Một là, những tồn tại hạn chế về công tác giải phóng mặt bằng, nhất là mặt bằng trong Khu Kinh tế Nghi Sơn và các dự án trọng điểm như: đường ven biển đoạn từ Sầm Sơn đi hết huyện Quảng Xương, đường tránh phía Tây - TP Thanh Hóa… Hai là, phân tích, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp xử lý các dự án sử dụng đất vi phạm pháp luật, trong đó nhiều dự án đã chấp thuận đầu tư gần 10 năm nhưng chưa triển khai, nhất là những dự án vi phạm thủ tục đầu tư, vi phạm tài chính, vi phạm thời gian…cần phải kiên quyết thu hồi. Ba là, chỉ rõ nguyên nhân để khắc phục tình trạng giải quyết chậm trễ các thủ tục hành chính cho các dự án đã được chấp thuận địa điểm, chủ trương đầu tư, cam kết đầu tư tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa năm 2017. Bên cạnh đó, các đại biểu đã có nhiều ý kiến phân tích, đánh giá các vấn đề đang được nhiều cử tri quan tâm.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Trần Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Như Thanh: Trong thời gian gần đây, đang nổi lên những câu chuyện về người dân rủ nhau đi mua dưa hấu, mua dứa ủng hộ nông dân nhằm giúp người dân tránh khỏi tình trạng bị ép giá khiến mọi người cảm động bởi tính nhân văn, tình người cao cả. Tuy vậy, cũng đồng thời đặt ra những câu hỏi lớn là một nền sản xuất sẽ đi đến đâu nếu chỉ nhờ vào tình thương và sự tương trợ ấy. Theo đó, tôi cho rằng tỉnh cần có chiến lược tổng thể với những quy hoạch cụ thể cho mỗi loại nông sản cùng đầu ra cho sản phẩm thì mới giải được bài toán được mùa rớt giá hiện nay. Trong đó, giải pháp chủ yếu là cần tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến, mở rộng tìm kiếm thêm các thị trường tiêu thụ; thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư ổn định tại địa bàn; tiến hành quy hoạch sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Cùng với đó phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lý đối với các lĩnh vực nông sản.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Cùng trăn trở với câu chuyện “được mùa, rớt giá” trong nông nghiệp, đại biểu Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Hà Trung cho biết: Thời kỳ đầu, cây dứa tập trung chủ yếu ở huyện Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn. Những năm gần đây, cây dứa được giá nên nông dân các huyện Thạch Thành, Yên Định... "đổ xô" trồng dứa không theo quy hoạch. Vì vậy, huyện Hà Trung mong muốn có một nhà máy chế biến dứa trên địa bàn, nhằm giải quyết đầu ra cho người dân trồng dứa.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Đỗ Quốc Cảnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy:Một câu hỏi đang được đặt ra hiện nay sau nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh đó là tại sao tỉnh đã kêu gọi đầu tư, có các chính sách thu hút nhưng các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh vẫn không nhiều. Tôi cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là do việc kêu gọi đầu tư vẫn còn mang tính chung chung; thậm chí có những trường hợp chúng ta đi vận động; cứ kêu gọi đầu tư nhưng không xác định cụ thể là đầu tư vào cái gì...Vì vậy, tính hiệu quả chưa cao. Theo đó, thay vì tổ chức hội nghị tràn lan, tỉnh nên tăng cường hình thức tiếp xúc, vận động riêng với các công ty có thế mạnh, muốn vậy cần phải có chính sách riêng, kể cả những cam kết pháp lý; có cơ chế đặc thù cho từng dự án; thành lập tổ, nhóm lập hồ sơ cụ thể và theo dõi các dự án; danh mục dự án kêu gọi đầu tư cũng phải phù hợp với mối quan tâm của nhà đầu tư và nhu cầu phát triển của địa phương, gắn bó chặt chẽ với quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành trên địa bàn, khu vực....

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Các đơn vị cần quan tâm thu hút đầu tư thì mới mang lại nguồn thu lớn, tạo tốc độ tăng trưởng. Trong công tác giải phóng mặt bằng cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các ngành, đơn vị để bảo đảm cho các dự án triển khai đúng tiến độ. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần phân tích nguyên nhân dẫn đến khó khăn của đơn vị thực hiện dự án đầu tư tham mưu cho tỉnh gia hạn, và chỉ gia hạn đối với đơn vị có năng lực thực sự, không gia hạn cho doanh nghiệp, chủ đầu tư thực hiện dự án không đủ năng lực. Nguồn thu ngân sách thấp có một phần nguyên nhân từ công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án chậm, do vậy các huyện, ngành và tỉnh cần đẩy mạnh vận động xã hội hóa, thu hút các nhà đầu tư vào để thực hiện các dự án, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Ngô Tôn Tẫn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh:Công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cấp do nhiều yếu kém chưa được khắc phục kịp thời, trong đó có việc chưa thông tin quy hoạch thực hiện dự án cụ thể cho nhân dân biết; người dân hiểu về dự án còn hạn chế, dẫn đến nghi hoặc. Thông tin cơ chế chính sách bồi thường cho người dân chưa rõ, chưa công khai, thống nhất và kéo dài thời gian chi trả dẫn đến người dân suy bì, không bàn giao đất cho nhà thầu thi công. Bên cạnh đó, công tác quản lý Nhà nước còn kém nên đã có doanh nghiệp, chủ đầu tư vi phạm thường “nhờn” luật và xin gia hạn. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chưa kiến nghị, đề xuất tỉnh xử lý thành viên vi phạm để giá đúng mức hoạt động của doanh nghệp, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Do đó, tỉnh cần tăng cường thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp vi phạm (vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn lao động, chế độ chính sách với người lao động…) xử phạt nghiêm, và có chế tài cứng rắn, đồng thời khắc phục những hạn chế trên, chắc chắn công tác giải phóng mặt bằng sẽ đạt kết quả tốt..

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Lê Đức Giang, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa: Với sự thu hút, kêu gọi đầu tư của tỉnh, nhiều khu công nghiệp đã và đang hình thành thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các địa phương. Tuy nhiên, vấn đề giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp đang triển khai nếu không giải quyết “rốt ráo” sẽ tiềm ẩn nguy cơ trở thành điểm nóng. Ngay tại Khu Công nghiệp Hoàng Long, đã qua "6 mùa lúa" người dân đã ngưng sản xuất, nhưng đến nay người dân vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ sản xuất, đền bù, mặc dù chính quyền địa phương đã hoàn thành xong công tác kiểm kê.

Đại biểu Bùi Đình Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp:Cấp ủy ở một số nơi chưa vào cuộc quyết liệt, chưa sát sao trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB); việc bố trí cán bộ làm công tác GPMB vẫn còn nhiều bất cập; thiếu các mặt bằng khu tái định cư. Vẫn còn có sự đùn đẩy giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với các sở ngành trong giải phóng mặt bằng. Công tác quy hoạch xây dựng và quy hoạch chi tiết còn chậm. Còn tình trạng cán bộ nhiêu khê, nhũng nhiễu trong giải quyết thủ tục hành chính; doanh nghiệp nhận dự án để trục lợi. Đề nghị tỉnh cần rà soát các thủ tục liên quan đến GPMB để rút ngắn thời gian thực hiện, có quỹ ưu tiên GPMB, các ngành cần chủ động rà soát, cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, bố trí cán bộ có năng lực ở bộ phận giải quyết thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đến giao dịch.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Đinh Xuân Hướng, Bí thư Đảng ủy khối các doanh nghiệp tỉnh: 6 tháng đầu năm công tác phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tích cực với 1.169 doanh nghiệp được thành lập mới. Đây là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp thành lập rồi nhưng không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, nợ đọng tiền thuế đất, nợ thuế tài nguyên, nợ đọng bảo hiểm xã hội..., gây ảnh hưởng không nhỏ vào việc thu ngân sách. Bên cạnh đó, trên thực tế hiện nay có nhiều đối tượng thành lập doanh nghiệp chủ yếu là dịch vụ cầm đồ, cho vay nặng lãi, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân và an ninh trật tự. Đề nghị tỉnh cần có giải pháp mạnh mẽ để quản lý những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Đối với các doanh nghiệp còn nợ đọng thuế đất, thuế khoáng sản cần có biện pháp mạnh để thu hồi nợ, hoặc thu hồi đất để tránh tình trạng lãng phí tài nguyên, gây thất thu thuế cho Nhà nước.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Nguyễn Hồng Phong, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước theo quy định lại thấp. Vì các cơ sở này chưa phải là doanh nghiệp. Để hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng cần phải có cơ chế quản lý kinh doanh gắn với nghĩa vụ nộp thuế của các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh cá thể thông qua hóa đơn bán hàng. Đồng thời, các địa phương trong tỉnh ủng hộ, tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động thương nhân.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Phạm Bá Diệm, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Quan Hóa: Trên địa bàn huyện Quan Hóa hiện nay có chủ trương xây dựng 7 nhà máy thủy điện trên các dòng sông Lò, sông Luồng…Việc xây dựng các nhà máy thủy điện có thể làm thay đổi dòng chảy, vào mùa mưa thường xảy ra lũ quét, lũ ống làm địa bàn chia cắt. Bên cạnh đó, địa chất trên địa bàn thường xảy ra chấn động, chính vì vậy nếu làm nhiều thủy điện trên một dòng sông sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn trong trường hợp xảy ra thiên tai trên địa bàn. Đề nghị tỉnh nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng, nếu cần không nên đầu tư xây dựng nhiều nhà máy thủy điện trên các dòng sông ở miền núi.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Đào Vũ Việt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng: Hiện nay, tình trạng tích tụ đầu cơ về đất diễn biến phức tạp. Sở Xây dựng sẽ tham mưu cho tỉnh hạn chế chia lô, bán nền vì thị trường bất động sản đã sôi động trở lại, nhiều người mua đất để đầu cơ, mua đi bán lại nhiều lần kiếm lời nên nhiều đô thị chỉ có đất mà không có nhà dân ở, trong khi đó chưa có chế tài để người dân buộc phải xây dựng nhà ở sau khi mua. Nếu không chia lô bán nền, doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án thì Nhà nước phải có chế tài quản lý tiến độ dự án, nhất là dự án đô thị lớn. Hoặc khi đã xây thô, doanh nghiệp phải hoàn thiện mặt trước công trình để quản lý đô thị được tốt hơn, hạ tầng đô thị đồng bộ, hợp mỹ quan đô thị, ngăn đầu tư tăng giá đất bất hợp lý.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Phạm Viết Hoài, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thuỷ: Hiện nay lượng chất thải sinh hoạt và nguy hại ngày càng tăng, trong khi đó các dự án đầu tư các cơ sở, nhà máy xử lý chất thải triển khai quá chậm. Nguyên nhân chính là do khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư, giải phóng mặt bằng và lựa chọn công nghệ sao cho phù hợp. Theo tôi cần phải điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong xây dựng cơ sở xử lý rác thải cho hợp lý với từng vùng, miền; định mức hỗ trợ nên gắn với đặc điểm của khu dân cư… Trên địa bàn huyện Cẩm Thuỷ hiện có hơn 1.000 hộ gia đình đã xây dựng lò đốt rác tại chỗ nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, để mô hình tiếp tục được nhân rộng và phát huy hiệu quả, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần phải đánh giá về tiêu chuẩn chất lượng xử lý rác thải.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Hoàng Văn Toản, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thiệu Hóa: Theo tôi, các lực lượng chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các đợt cao điểm tập trung xử lý phương tiện vận tải chở hàng quá khổ quá, quá tải và ô tô tải tự cơi nới thành thùng trái phép. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật cho các chủ phương tiện.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Trương Văn Lịch, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Bá Thước: Trong quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng của tỉnh, còn nhiều thôn, bản ở Bá Thước có tiềm năng không nằm trong quy hoạch. Để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái ở huyện Bá Thước nói riêng và khu vực miền núi nói chung, tỉnh cần có chủ trương, đẩy mạnh kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư. Đồng thời, vừa bổ sung quy hoạch các thôn, bản có tiềm năng về du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới, vừa ưu tiên đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cơ ở hạ tầng.

Ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Lê Tiến Lam, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương: Những tháng đầu năm 2018, các sản phẩm truyền thống của tỉnh như: Đường, thuốc lá, bia... tiêu thụ chậm, thậm chí thấp hơn so với cùng kỳ, ảnh hưởng đến thu ngân sách của tỉnh. Để nâng cao chất lượng, tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp cần đầu tư thay thế dây chuyền sản xuất đã lạc hậu, tăng cường tiếp thị mở rộng tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu ngân sách cho tỉnh.

Sau khi nghe các ý kiến của các đại biểu thảo luận tại tổ 1, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đánh giá cao tinh thần tập trung dân chủ, nêu cao trách nhiệm, thẳng thắn của các đại biểu chỉ ra những tồn tại hạn chế, bất cập trong việc thực hiện nhiệm vụ, tạo không khí thảo luận sôi nổi. Tuy nhiên, đồng chí cũng cho rằng các ý kiến thảo luận, đề xuất các giải pháp theo 3 nhóm vấn đề mà đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã gợi ý cho phiên thảo luận chưa nhiều. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã phân tích, làm rõ thêm những vấn đề mà các đại biểu ở tổ thảo luận, như: Công tác giải phóng mặt bằng; việc xây dựng nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên các dòng sông ở khu vực miền núi; tình trạng thiếu giáo viên mầm non; vấn đề về cán bộ ngành giáo dục – y tế; một số vấn đề về quy hoạch, giáo dục, bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Theo chương trình làm việc, buổi chiều cùng ngày, các đại biểu sẽ thảo luận tại hội trường.

PV


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]