(Baothanhhoa.vn) - Sáng 13-6, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục ngày làm việc thứ 2, phiên họp thường kỳ tháng 6. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngày làm việc thứ 2, phiên họp thường kỳ tháng 6: Tiếp tục thảo luận, cho ý kiến vào một số nội dung

Sáng 13-6, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục ngày làm việc thứ 2, phiên họp thường kỳ tháng 6.

Ngày làm việc thứ 2, phiên họp thường kỳ tháng 6: Tiếp tục thảo luận, cho ý kiến vào một số nội dung

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại phiên họp

Tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, đại diện các sở, ngành.

Các đại biểu dự họp đã nghe dự thảo đề án sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do tỉnh Thanh Hóa quản lý theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình bày. Đến tháng 5-2019, trên địa bàn tỉnh có 5 trường cao đẳng và 10 trường trung cấp thuộc quản lý của tỉnh. Các trường cao đẳng, trung cấp hiện có 40 cán bộ lãnh đạo, 1.190 cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng và đang được giao sử dụng hơn 688.256 m2 đất. Trong giai đoạn 2015-2018, 15 trường cao đẳng, trung cấp đã tuyển sinh, đào tạo được 68.137 học sinh, sinh viên. Từ thực tế tình hình tuyển sinh tại một số trường thường xuyên đạt dưới 50%, một số ngành nghề đào tạo trùng giữa các trường, thực trạng thiếu giáo viên, hạn chế về chất lượng đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất phương án sắp xếp, tinh gọn các trường theo nguyên tắc: Giải thể các trường cao đẳng, trung cấp có kết quả tuyển sinh, đào tạo đạt dưới 50% so với quy mô, hoặc có trên 50% ngành nghề đăng ký hoạt động mà không có người đăng ký học; sáp nhập nguyên trạng các trường trung cấp có ngành nghề đào tạo trùng với trường cao đẳng; sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên, dạy nghề, hướng nghiệp cấp huyện về một đầu mối.

Ngày làm việc thứ 2, phiên họp thường kỳ tháng 6: Tiếp tục thảo luận, cho ý kiến vào một số nội dung

Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính phát biểu tại phiên họp

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản đồng ý với phương án sáp nhập do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng. Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá đây là một đề án xây dựng khá hợp lý và chi tiết, đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII); đồng thời hướng tới nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp trên địa bàn. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý phương án sáp nhập Trường Cao đẳng Nông - Lâm vào Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; sáp nhập trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường Trung cấp Phát thanh - Truyền hình vào trường Cao đẳng nghề Công nghiệp; giữ nguyên trạng tổ chức và hoạt động của 5 trường: Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn; Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch; Trường Trung cấp nghề Giao thông - Vận tải; Trường Trung cấp nghề thanh, thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn; Trường Trung cấp nghề miền núi; sáp nhập các trung tâm giáo dục thường xuyên vào các trường nghề tại các huyện: Nga Sơn, Bỉm Sơn, Thạch Thành; giải thể Trường Cao đẳng ytế và chuyển giao tài sản, cán bộ để sắp xếp vào Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng các đề án chi tiết của từng phương án sáp nhập, báo cáo UBND tỉnh.

Ngày làm việc thứ 2, phiên họp thường kỳ tháng 6: Tiếp tục thảo luận, cho ý kiến vào một số nội dung

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày tờ trình ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.

Phiên họp cũng thảo luận Tờ trình về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng 2 cơ chế nhằm thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình thực hiện đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao và hướng tới công nghệ cao. Đó là cơ chế hỗ trợ kinh phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, góp đất bằng quyền sử dụng đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để tích tụ, tập trung đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hướng tới công nghệ cao và cơ chế hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng để khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản. Dự tính, tổng nguồn kinh phí thực hiện cơ chế, chính sách này trong 6 năm (2020-2025) là hơn 1.671 tỷ đồng.

Ngày làm việc thứ 2, phiên họp thường kỳ tháng 6: Tiếp tục thảo luận, cho ý kiến vào một số nội dung

Thanh Hóa sẽ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.

Kết luận nội dung này, trên cơ sở phân tích, thảo luận về vai trò quan trọng của việc ban hành cơ chế, chính sách, Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản đồng ý với các nội dung đã xây dựng. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu các ý kiến tại phiên họp để hoàn chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách theo hướng: Không xây dựng chính sách hỗ trợ cào bằng mà mức hỗ trợ cần được xây dựng căn cứ trên quy mô đầu tư, trình độ công nghệ ứng dụng. Không thực hiện hỗ trợ đầu tư với hình thức góp đất sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách được tập trung xây dựng theo hướng hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Về vấn đề hỗ trợ giải phóng mặt bằng các dự án chế biến nông, lâm, thủy sản, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính nghiên cứu, xây dựng hình thức hỗ trợ phù hợp.

Ngày làm việc thứ 2, phiên họp thường kỳ tháng 6: Tiếp tục thảo luận, cho ý kiến vào một số nội dung

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh phát biểu tại phiên họp.

Cũng tại phiên họp này, UBND tỉnh đã thông qua tờ trình đề nghị ban hành Bộ tiêu chí về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; tờ trình bãi bỏ một số nội dung quy định tại Điều 1, Nghị quyết số 151/2015/NQ-HĐND ngày 11-12-2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; nghe, cho ý kiến vào báo cáo chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách tín dụng; vốn cấp bù lãi suất cho các dự án và mức vốn sử dụng ngân sách tỉnh để bảo đảm hỗ trợ doanh nghiệp; định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình; danh mục các dự án khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đến năm 2024.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]