(Baothanhhoa.vn) - Sáng 11-12, ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021, các đại biểu tiến hành thảo luận tại tổ, tập trung vào các nhóm vấn đề được đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã gợi ý.

Ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Sáng 11-12, ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021, các đại biểu tiến hành thảo luận tại tổ, tập trung vào các nhóm vấn đề được đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã gợi ý.

Ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Tại tổ 1, đại biểu Phạm Bá Diệm, Bí thư Huyện uỷ Quan Hoá cho biết:Trước thực trạng các cơ sở sản xuất, chế biến giấy trên địa bàn xả thải, gây ô nhiễm môi trường, thời gian qua, huyện đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện công tác quản lý môi trường, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nhờ đó đã giảm thiểu đáng kể các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vi phạm ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, tình trạng này mới cơ bản được khắc phục, vẫn còn tiếp tục tái diễn là do sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng với chính quyền địa phương còn chưa chặt chẽ. Cùng với đó, ở góc độ vai trò quản lý nhà nước, chính quyền các địa phương vẫn còn khá lúng túng, thiếu cán bộ chuyên trách, hạn chế về các thiết bị, kỹ thuật, trình độ chuyên môn để xác định vi phạm trong lĩnh vực này. Bởi vậy, để khắc phục triệt để vấn đề này, huyện đề nghị các ngành chức năng của tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, hỗ trợ địa phương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng công tác khắc phục của các cơ sở sau xử lý vi phạm. Cùng với đó, đại biểu cũng đề nghị các ngành chức năng của tỉnh quan tâm khắc phục một số tồn tại kéo dài như vấn đề tội phạm có tổ chức, tội phạm ma tuý; di cư tự do, truyền đaọ trái phép; đẩy nhanh tiến độ thi công thuỷ điện Hồi Xuân…

Đại biểu Nguyễn Văn Tám, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh cho rằng, tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn ra phức tạp, ảnh hưởng đến tâm lý, các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, lâm vào tình trạng phá sản, dừng hoạt động hoặc làm ăn cầm chừng nên không có khă năng trích nộp bảo hiểm xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, hiện Bảo hiểm xã hội tỉnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ thực hiện đồng bộ công tác thu hồi nợ đọng bằng nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm kéo dài, như: Tăng cường thanh tra chuyên ngành và kiên quyết xử lý các đơn vị cố tình vi phạm để bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Đối với những đơn vị có số lượng nợ đọng lớn kéo dài, cố tình chây ỳ, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các đơn vị, đề nghị đơn vị xây dựng phương án và cam kết trả nợ; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến các đơn vị sử dụng lao động và người lao động… Tuy vậy, thực tế vẫn còn nhiều khó khăn trong việc khắc phục tình trạng nợ đọng bảo hiểm.

Phạm Đăng Lực, Bí thư Huyện uỷ Lang Chánh khẳng định, thời gian qua mặc dù tỉnh đã có nhiều ưu tiên đầu tư trong phát triển kinh tế, xã hội, tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội khu vực miền núi, tuy nhiên về vấn đề hạ tầng nông thôn lại đang đặt ra nhiều khó khăn, bất cập. Nhiều tuyến đường giao thông liên xã, liên tỉnh trên địa bàn huyện Lang Chánh nói riêng, khu vực miền núi nói chung đang xuống cấp nghiêm trọng và hư hỏng nặng. Đơn cử như tuyến tỉnh lộ 530 nối Lang Chánh-Yên Khương-Cửa khẩu Méng đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại, giao thương phát triển kinh tế của người dân. Đề nghị tỉnh quan tâm tập trung ưu tiên giải quyết hạ tầng giao thông miền núi nhằm góp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của địa phương và khu vực miền núi. Cùng với đó, đại biểu cũng đề nghị tỉnh quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển vấn đề điện; có cơ chế, khuyến khích động viên các huyện miền núi gặp nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới…

Thảo luận tại tổ 2, đại biểu Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Nga Sơn thống nhất cao với báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2019. Điều này thể hiện hướng đi đúng đắn của tỉnh, tạo ra hiệu quả và niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước.

Ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị tỉnh cần tiếp tục hướng dẫn và có những giải pháp, cơ chế sát hợp để giúp các địa phương triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao. Trong đó, quan tâm giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường; có các cơ chế trong hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới; có sự hướng dẫn trong chỉ đạo đối với đơn vị vừa mới được sáp nhập; quan tâm giải quyết cơ sở hạ tầng đối với các đơn vị sau khi sáp nhập. Bên cạnh đó, đại biểu Mai Văn Hải cũng đề nghị tỉnh cần sớm nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất quy mô lớn; tăng cường công tác quản lý đất đai.

Ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Lê Anh Xuân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá cho biết, đối với công tác GPMB các dự án, những khó khăn, vướng mắc liên quan chủ yếu đến từ việc xác định nguồn gốc đất. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, nhất là công tác quản lý nhà nước về đất đai trước đây lỏng lẻo nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của nhiều dự án. Bên cạnh đó, đại biểu Lê Anh Xuân cho rằng chủ trương tinh giản biên chế là đúng, nhưng không nên giảm cơ học đối với những địa phương, đơn vị lớn, đầu mối công việc nhiều; vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ trong khi đó áp lực về tăng số lớp, số học sinh.

Đại biểu Bùi Đình Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị cần kiểm soát chặt chẽ nguồn phát thải từ các cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; kịp thời khắc phục khu vực bị ô nhiễm môi trường; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế; thu hút hợp lý ngành công nghiệp giải quyết nhiều lao động ở khu vực nông thôn, miền núi để giải quyết việc làm.

Thảo luận tại tổ 3, đại biểu Phạm Văn Tiến, Bí thư Huyện ủy Cẩm Thủy thống nhất cao với báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2019; mục tiêu giải pháp năm 2020. Đồng thời khẳng định, có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm cao nhất từ trước đến nay, thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao, quyết liệt, sáng tạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu, quyêt tâm cao của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong triên khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Bên cạnh đó, từ thực tế của địa phương đại biểu Phạm Văn Tiến nêu lên những vấn đề bất cập trong quá trình hậu sáp nhập thôn bản; nêu lên vấn đề về tiến độ xây dựng nhà máy nước sạch tại các xã Cẩm Vân, Cẩm Tân, Yên Lâm triển khai chậm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Đại biểu Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh khẳng định năm 2020 đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm đạt 12,5% là khả thi khi nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đạt 95% công suất, nếu như nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn chạy vượt công suất thì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh sẽ đạt 13%.

Đại biểu Nguyễn Văn Thi, Trưởng Ban khu Kinh tế nghi Sơn và các khu công nghiệp đề nghị cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng thương hiệu sản phẩm, áp dụng nông nghiệp thôn minh. Quan tâm đến chiến lược phát triển kinh tế biến; có tính kế thừa lũy kế về dự án lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh cho giai đoạn tiếp theo. Cần đánh giá lại nhu cầu nhà ở, việc làm đối với phát triển đô thị. Quan tâm đến nâng cao trường cao đẳng nghề Nghi Sơn; quan tâm đến việc bảo vệ môi trường tại khu kinh tế Nghi Sơn.

Đại biểu Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa: Cần nhận diện rõ nhà đầu tư; quan tâm đến những nhà đầu tư làm thật, cấp ủy chính quyền phải tạo môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động...

Ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Phát biểu thảo luận tại tổ số 4 ĐB HĐND tỉnh,đại biểu Lê Tiến Lam, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương phân tích, làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan làm cho sản xuất công nghiệp của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất ước đạt 126.072 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn chưa thực sự đạt đồng đều là do một số sản phẩm công nghiệp chủ lực, sản phẩm truyền thống chậm đổi mới công nghệ sản xuất. Các sản phẩm như: bia, đường, thuốc lá, xi măng, gạch… là những sản phẩm mang lại giá trị lớn nhưng khó khăn về vốn, tiếp cận công nghệ tiên tiến còn hạn chế nên khấu hao trong sản xuất nhiều về nguyên liệu, chất lượng, mẫu mã sản phẩm không đổi mới thì khó cạnh tranh với thị trường. Bên cạnh đó, sản phẩm bia của tỉnh năm 2019 tuy đạt 120 tỷ tiền thuế cao nhất từ trước đến nay, nhưng vẫn gặp khó do cón những hàng rào kỹ thuật. Về sản phẩm may mặc, tuy sản lượng nhiều, nhưng đời sống người lao động vẫn còn thấp hầu hết các nhà máy may trên địa bàn tỉnh mới giải quyết được nhân công lao động chứ chưa tham gia hội nhập sâu rộng trên thị trường thế giới nên giá trị thu nhập vẫn còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng. Trong năm, tỉnh có 3 sản phẩm công nghiệp không đạt chỉ tiêu là bia, ô tô, đầu ăn là do một phần khó khăn về vốn, đổi mới công nghệ, thị trường mới gia nhập. Đây sẽ những khó khăn ở các giai đoạn tiếp theo. Để góp phần tăng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 12,5% trở lên năm 2020 thì các sản phẩm chủ lực công nghiệp, sản phẩm công nghiệp truyền thống của tỉnh cũng phải đạt cao. Ngành đang tiếp tục tham mưu cho tỉnh những giải pháp cơ bản, trọng tâm để cùng tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển công nghiệp.

Ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Tại tổ 5, đại biểu Trương Văn Lịch, Bí thư Huyện ủy Bá Thước cơ bản thống nhất đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 tỉnh ta đã đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực. Năm 2020 là năm quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cả nhiệm kỳ, trong đó có một số chỉ tiêu cao khu vực miền núi khó hoàn thành, ví như chỉ tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy mỗi năm giảm nghèo 0,5%; huyện Bá Thước tỷ lệ hộ nghèo hiện nay còn 7,37%, trong có đó có 3,4 % đối tương bảo trợ xã hội; chỉ tiêu xã đạt kiểu mẫu theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, đến nay nhiều xã chưa hoàn thành xây dưng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao nên đây là chỉ tiêu khó thực hiện của Bá Thước nói riêng và các huyện miền núi nói chung. Về chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2020, đồng chí đề nghị tỉnh giao tỉnh nên giao sớm để các huyện phân bổ kế hoạch giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho các xã thực hiện.

Đại biểu Ngô Tôn Tẫn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết: Trong những năm qua, tỉnh có nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy phát triển, theo đó các doanh nghiệp (DN) không ngừng phát triển. 3 năm gần đây, trung bình mỗi năm, tỉnh thành lập 3.000 DN, nâng tổng số DN trong tỉnh lên 15.000 DN. Tuy nhiên, hết các DN chủ yếu nhỏ và vừa, một số DN chất lượng hoạt động yếu. Hiện nay, tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động tại một số DN còn kéo dài. Các DN nợ đọng chủ yếu là những DN Nhà nước chuyển sang cổ phần. Vì vậy, đề nghị tỉnh có biện pháp giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN, bảo đảm quyền lợi cho người lao động tại các DN.

Ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại tổ

Đại biểu Lê Đức Giang, Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: Năm 2019, ngành nông nghiệp Thanh Hóa gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của Ban giám đốc và cán bộ, công nhân, viên chức, lao động, ngành đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đạt ra. Hiện nay, toàn tỉnh có 4.597 hộ dân khu vực miền núi, sống ở vừng có nguy cơ xảy ra lũ ống lũ quét, sạt lở đất; 51.191 hộ (198.252 nhân khẩu) sống ở khu vực bãi sông; toàn tỉnh có 415 km đê xuống câp, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Đề nghị tỉnh có chủ trương, kế hoạch ổn định đời sống người dân ở khu vực có nguy cơ; bố trí kinh phí xây dựng khu tái định cư để ổn đính đời sống, bảo đảm an toàn tài sản va tính mạng cho nhân dân. Đồng thời đầu tư nâng cấp cảng cá Hải Thanh (Tĩnh Gia) sau 20 năm xây dựng đã xuống cấp để người dân có điểm neo đậu tàu thuyền bốc dỡ hàng hóa, bảo đảm sản xuất...

Nhóm PV


Nhóm PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]