(Baothanhhoa.vn) - Cải cách tư pháp là một nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngành kiểm sát thực hiện cải cách tư pháp

Cải cách tư pháp là một nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.

Thực hiện Nghị quyết 49–NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2016 – 2021 và các chương trình công tác cải cách tư pháp hằng năm của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh, thời gian qua viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh đã tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ cải cách tư pháp.

Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức, ý thức, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức được nâng lên. Chất lượng, hiệu quả các khâu công tác kiểm sát đều đạt và vượt chỉ tiêu của Quốc hội, của ngành đề ra.

Viện Kiểm sát nhân dân đã chủ động hơn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cũng như phối hợp với các cơ quan tư pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự, vừa quan tâm chống oan sai, vừa kiên quyết không để lọt tội phạm. Áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp như phân công kiểm sát viên bám sát quá trình điều tra vụ án ngay từ khi khởi tố vụ án, kiểm sát chặt chẽ việc thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm trong quá trình điều tra; kiến nghị yêu cầu tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động xét xử; tổ chức các phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại các phiên tòa, góp phần tạo những chuyển biến trong công tác xét xử của tòa án các cấp, phiên tòa được diễn ra dân chủ, bình đẳng hơn. Trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, viện kiểm sát nhân dân hai cấp phối hợp với ủy ban MTTQ các cấp tiến hành các cuộc kiểm sát trực tiếp tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, qua đó đã có những kiến nghị yêu cầu khắc phục, rút kinh nghiệm trong công tác tạm giữ, tạm giam... Từ đó bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đúng người đúng tội, đúng quy định pháp luật; hạn chế tối đa việc bắt, tạm giữ khi chưa đủ căn cứ, không để xảy ra việc tạm giam, truy tố, xét xử oan, gây thiệt hại cho người vô tội.

Trong giai đoạn 2016 – 2018, viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã tiến hành kiểm sát 9.148 tin báo tố giác tội phạm, cơ quan điều tra đã giải quyết 8.590 tin, đạt tỷ lệ 94%; thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 6.341 vụ, 10.015 bị can, cơ quan điều tra đã giải quyết 5.674 vụ, 9.068 bị can, đạt tỷ lệ 89,5%. Công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, án hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát thi hành án công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp được tiến hành chặt chẽ, chính xác, chất lượng, hiệu quả công tác được nâng lên.

Thực hiện các đề án về phòng, chống tiêu cực trong các hoạt động tư pháp, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án, các văn bản quản lý cán bộ, công chức, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Cùng với việc vươn lên phấn đấu hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, ngành kiểm sát Thanh Hóa đã củng cố, kiện toàn bộ máy, cơ cấu, sắp xếp lại các đơn vị, bổ sung biên chế, luân chuyển, tăng cường cán bộ cho cấp huyện, chú trọng xây dựng, thực hiện quy hoạch cán bộ, đẩy nhanh tốc độ đào tạo nhằm không ngừng nâng cao trình độ toàn diện cho đội ngũ công chức.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách tư pháp trong ngành kiểm sát hiện nay cũng có những mặt còn hạn chế, đó là do cơ sở vật chất đảm bảo cho thực hiện chức năng, nhiệm vụ chưa đáp ứng yêu cầu, vướng mắc về một số văn bản pháp luật trong quá trình triển khai, bên cạnh đó năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm của một số kiểm sát viên, kiểm tra viên, công chức có những mặt còn hạn chế...

Để đẩy mạnh cải cách tư pháp, thời gian tới, ngành kiểm sát tiếp tục thực hiện nghiêm các đạo luật mới về tư pháp vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua. Chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp trong ngành kiểm sát giai đoạn 2011 – 2020. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đảng viên, công chức. Chú trọng việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, nhất là công tác thực hành quyền công tố kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại... Kiên quyết ban hành các kiến nghị kháng nghị, khi phát hiện vi phạm của các cơ quan tư pháp.


Hà Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]