(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chương trình số 1464/CTr-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động (NLĐ)”, 5 năm qua (2013-2018), các cấp công đoàn trong tỉnh đã phối hợp với chính quyền vận động, tổ chức nhiều loại hình để đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); tạo điều kiện nâng cao trình độ về mọi mặt, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động

Thực hiện Chương trình số 1464/CTr-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động (NLĐ)”, 5 năm qua (2013-2018), các cấp công đoàn trong tỉnh đã phối hợp với chính quyền vận động, tổ chức nhiều loại hình để đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); tạo điều kiện nâng cao trình độ về mọi mặt, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ.

Công nhân Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Appareltech Vĩnh Lộc trong ca sản xuất.

LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn về nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho CNVCLĐ. Phổ biến, động viên, khuyến khích CNVCLĐ nâng cao ý thức, trách nhiệm trong học tập, coi trọng việc tự học, tự bồi dưỡng, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, coi học tập là điều kiện tiên quyết để có việc làm, học để nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập và đời sống. Các hình thức tuyên truyền chủ yếu là: Tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, biên soạn tài liệu, tờ rơi, tờ gấp; tổ chức tập huấn cán bộ công đoàn cơ sở, tổ chức lồng ghép với quá trình thực hiện Chỉ thị 03, 05 của Bộ Chính trị; hoạt động “Tháng công nhân”, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động... Theo báo cáo của các cấp công đoàn, từ năm 2013 đến nay, số CNVCLĐ được học tập nâng cao trình độ học vấn là 200.027 người (chiếm 68,62%); nâng cao kỹ năng nghề nghiệp là 236.037 người (chiếm 80,97%); ngoại ngữ là 40.169 người (chiếm 13,78%), tin học là 122.022 người (chiếm 41,86%); thi tay nghề thợ giỏi là 164.552 người (chiếm 56,45%).

Bên cạnh đó, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, đối thoại với người sử dụng lao động, gắn nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, lao động thành trách nhiệm của người sử dụng lao động. Đưa nội dung học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của NLĐ vào nội dung nghị quyết hội nghị NLĐ, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và là một trong các tiêu chí bình xét thi đua hàng năm. Việc thương lượng, đàm phán để đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vào thỏa ước lao động tập thể được quan tâm. Theo báo cáo của các cấp công đoàn, số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đưa nhiệm vụ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho đoàn viên và NLĐ vào nghị quyết hội nghị NLĐ, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức là 3.295 đơn vị; vào thỏa ước lao động tập thể là 314 đơn vị.

5 năm qua, chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và NLĐ” đã được các cấp công đoàn trong tỉnh triển khai thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực, các nhiệm vụ, chỉ tiêu đều hoàn thành. Thông qua chương trình, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ và người sử dụng lao động đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, tầm quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp; ngày càng chủ động và tự giác học tập, qua đó trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của NLĐ được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác cũng như sản xuất, kinh doanh và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho NLĐ. Chương trình cũng góp phần thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, trọng tâm là phong trào: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật... Kết quả, từ năm 2013 đến nay, đã có trên 21.000 đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sáng kiến kinh nghiệm của CNVCLĐ được áp dụng thành công trong các lĩnh vực quản lý, sản xuất, đời sống, giá trị làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng; 76 cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo...

Trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thời gian tới, các cấp công đoàn trong tỉnh tiếp tục quan tâm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và NLĐ. Đối với mỗi CNVCLĐ, cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, nắm bắt khoa học - kỹ thuật, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp và kỹ năng làm việc theo nhóm, từ đó phát huy sáng kiến, chia sẻ kinh nghiệm làm việc, góp phần tăng năng suất lao động, phát triển bền vững doanh nghiệp, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


Bài và ảnh: Đức Thắng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]