(Baothanhhoa.vn) - Na Mèo là một trong những xã thuộc vùng biên giới của huyện miền núi Quan Sơn, trước đây do điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhiều thôn bản phân bố ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại cách trở nên  đời sống của đồng bào Thái, Mông nơi đây còn nhiều thiếu thốn. Những năm gần đây cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chủ động, sáng tạo của cấp ủy đảng, chính quyền xã Na Mèo trong thực hiện công tác giảm nghèo đã có những kết quả đáng ghi nhận, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 5 đến 7%.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Na Mèo nỗ lực trong công tác giảm nghèo

Na Mèo nỗ lực trong công tác giảm nghèo

Người dân xã Na Mèo làm nan thanh.

Na Mèo là một trong những xã thuộc vùng biên giới của huyện miền núi Quan Sơn, trước đây do điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhiều thôn bản phân bố ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại cách trở nên đời sống của đồng bào Thái, Mông nơi đây còn nhiều thiếu thốn. Những năm gần đây cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chủ động, sáng tạo của cấp ủy đảng, chính quyền xã Na Mèo trong thực hiện công tác giảm nghèo đã có những kết quả đáng ghi nhận, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 5 đến 7%.

Vào những ngày giữa tháng 3, chúng tôi có dịp lên bản Cha Khót nằm cách trung tâm xã 10km, là bản còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhất của xã Na Mèo. Bản có 52 hộ dân, với 212 khẩu là đồng bào dân tộc Thái, người dân chủ yếu dựa vào nương, rẫy và nghề rừng. Qua trao đổi với cán bộ xã Na Mèo được biết: Những năm trước 2015 bản Cha Khót có tỷ lệ hộ nghèo tới 80%, trước thực trạng trên, cấp ủy, chính quyền xã Na Mèo đã tập trung lãnh đạo chi bộ bản Cha Khót xây dựng nghị quyết xác định việc giảm được tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo thì cần phải có sự phối hợp của cả hệ thống chính trị từ địa phương tới thôn, bản, trong đó nhân dân đóng vai trò quan trọng. Nhằm xóa tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân, Đảng ủy xã đã họp bàn phân công cán bộ xã đến tận bản để cùng với các đảng viên trong chi bộ và hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền, vận động người dân cải tạo vườn tạp, đưa các loại cây rau, cây ăn quả vào trồng tại vườn. Tổ chức cho nhân dân thực hiện quy trình trồng cây lúa nước, hướng dẫn chăm sóc đúng thời vụ để dần loại bỏ thói quen canh tác lạc hậu chỉ dựa vào thiên nhiên. Trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm đã tổ chức xây dựng chuồng trại xa khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường. Từ những cách làm trên, người dân bản Cha Khót đã có ý thức trong việc lao động sản xuất nâng cao đời sống, nếu trước đây cả bản chỉ có vài hộ có ti vi, xe máy đến nay có 90% hộ có ti vi, xe máy, không còn hộ đói, người dân đã biết canh tác lúa nước, đời sống ngày càng nâng lên.

Theo chia sẻ của đồng chí Phạm Văn Tiệu, Chủ tịch UBND xã Na Mèo, chúng tôi được biết, đời sống của đại bộ phận nhân dân xã Na Mèo bây giờ đã đổi thay rất nhiều, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm ở xã giảm đáng kể. Đồng bào người Thái, Mông đã đổi thay tập quán canh tác, thay đổi nếp nghĩ, biết chăm chỉ phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Từ việc được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật đến việc được tiếp cận kiến thức qua các kênh thông tin đại chúng, nhiều hộ dân đã biết áp dụng những kiến thức học được để ứng dụng vào mô hình trồng trọt, chăn nuôi của gia đình. Đồng thời, từ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, việc thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nông dân nghèo vùng biên phát triển sản xuất đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của người dân. Nếu như năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo ở Na Mèo là 34%, thì năm 2018 giảm xuống còn 24,4%, thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng/người/năm. Mục tiêu năm 2019 của xã Na Mèo là giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20%. Để hoàn thành được kế hoạch đề ra, cấp ủy chính quyền xã đã có những định hướng, hướng dẫn cụ thể cho từng thôn, bản thực hiện, đó là tiếp tục hỗ trợ, động viên các hộ nghèo nỗ lực phát triển kinh tế bằng cách hỗ trợ vốn, giống, khoa học - kỹ thuật; khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương về nguồn đất, lâm sản để nâng cao thu nhập; định hướng cho người dân phát triển kinh tế chuyển từ tự cung, tự cấp sang phát triển hàng hóa; đẩy mạnh các hoạt động giao thương hàng hóa, dịch vụ giữa hai xã giáp biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Na Mèo.

M.H


M.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]