(Baothanhhoa.vn) - Vào những ngày không khí xuân còn đang rộn ràng, tôi trở ngược miền thượng du để đến với huyện biên giới Mường Lát. Khác với sự ồn ào, náo nhiệt nơi đô thị, mùa xuân ở điểm cực Tây tỉnh Thanh này thật thi vị. Trên mỗi cung đường, sau mỗi nếp nhà đơn sơ ven các sườn đồi là sắc đào tươi thắm, với sự bình yên vốn có nơi miền sơn cước. Nhân vật tôi muốn được gặp nhất trong chuyến đi không ai khác ngoài anh Lâu Minh Pó, Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát - một người con “ưu tú” của đồng bào Mông, bản Pha Đén, xã Pù Nhi nói riêng và huyện Mường Lát nói chung.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lâu Minh Pó - người con ưu tú của đồng bào Mông

Vào những ngày không khí xuân còn đang rộn ràng, tôi trở ngược miền thượng du để đến với huyện biên giới Mường Lát. Khác với sự ồn ào, náo nhiệt nơi đô thị, mùa xuân ở điểm cực Tây tỉnh Thanh này thật thi vị. Trên mỗi cung đường, sau mỗi nếp nhà đơn sơ ven các sườn đồi là sắc đào tươi thắm, với sự bình yên vốn có nơi miền sơn cước. Nhân vật tôi muốn được gặp nhất trong chuyến đi không ai khác ngoài anh Lâu Minh Pó, Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát - một người con “ưu tú” của đồng bào Mông, bản Pha Đén, xã Pù Nhi nói riêng và huyện Mường Lát nói chung.

Lâu Minh Pó - người con ưu tú của đồng bào Mông

Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát Lâu Minh Pó tham gia trồng cây đầu xuân.

Ấn tượng đầu tiên tôi cảm nhận ở anh Pó là sự gần gũi, thân thiện, cái chân chất toát lên từ trong dáng vẻ. Câu chuyện giữa tôi và anh Pó xoay quanh chủ đề tinh thần trách nhiệm của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Luôn ghi nhớ di huấn của Bác Hồ: “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh” và làm bằng cái tâm, lòng nhiệt huyết của mình thì người dân sẽ tin và làm theo. Trước tiên, người đảng viên phải gương mẫu để người dân thấy được việc mình làm là đúng, họ sẽ đồng thuận và ủng hộ mình”.

Là người con của đồng bào Mông, sinh ra và lớn lên ở bản Pha Đén nên anh Pó thấu hiểu cái nghèo, cái đói, thiếu cái chữ của dân bản. Song hành cùng với nghèo, đói, thiếu chữ là những hủ tục ăn sâu, bén rễ trong đời sống của bà con. Trong đó, hủ tục người chết để lâu từ 5 đến 7 ngày và không đưa vào quan tài của đồng bào Mông cần được thay đổi theo nếp sống văn hóa trong tang lễ. Bởi đồng bào Mông quan niệm đưa người chết vào quan tài thì linh hồn sẽ không về được với tổ tiên và bị tổ tiên trách phạt, cả dòng họ, bản làng gặp tai ương, lụi bại. Từ lúc còn là thầy giáo tiểu học ở xã nhà, cho đến khi được Đảng đào tạo, tôi luyện và giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát, anh Pó hiểu rằng để xóa cái đói, giảm cái nghèo và những hủ tục ấy, thì người dân, các con em ở quê hương Pù Nhi nói riêng, huyện Mường Lát nói chung phải được học chữ, nâng cao trình độ dân trí. Bởi thế, năm 1995, sau khi học xong ngành sư phạm, anh Pó trở về dạy chữ cho con em quê nhà. Song song với việc dạy kiến thức cho các em học sinh, anh Pó còn tranh thủ thời gian buổi tối để dạy chữ xóa mù cho bà con. Không chỉ tại các buổi lên lớp dạy chữ, mà qua tiếp xúc, lao động, sinh sống hàng ngày cùng với bà con, anh Pó chủ động tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ những hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới. Tuy nhiên việc vận động, thuyết phục để đồng bào Mông xóa bỏ hủ tục tang ma của anh Pó hồi đó gặp không ít khó khăn, chưa tạo ra sự chuyển biến rõ nét. Anh Pó cho rằng, bước ngoặt để tạo nên sự thay đổi trong hủ tục tang ma của đồng bào Mông chính là việc ra đời của Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông đến năm 2020” của UBND tỉnh vào năm 2013. Nếu không có đề án thì dù cố gắng cỡ nào, cá nhân anh Pó và một số cán bộ, đảng viên cũng không thể xóa được hủ tục tang ma của đồng bào Mông. Bởi, ngoài thời gian, kinh phí, cách làm, đề án đã huy động được sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành. Không chỉ lặn lội đi khắp các bản có đồng bào Mông trong huyện để tuyên truyền, vận động cho mọi người dân xóa bỏ hủ tục, gia đình anh Pó còn tiên phong, thay đổi trước. Năm 2013, anh Pó nhận được tin báo của gia đình là ông chú ruột Lâu Chứ Dơ, ở bản Pha Đén không may qua đời. Khi anh Pó về đến bản thì cũng là lúc mọi người chuẩn bị cáng tre treo thi hài lên vách nhà. Với sự quyết liệt và vai trò đầu tàu, gương mẫu, anh Pó đã thuyết phục những người thân trong gia đình đưa thi hài ông chú Lâu Chứ Dơ vào quan tài. Đây là đám tang đầu tiên của đồng bào Mông ở Thanh Hóa, người chết được đưa vào quan tài và tổ chức theo nếp sống văn hóa. Đến nay, sau hơn 5 năm triển khai Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông đến năm 2020”, trên địa bàn huyện Mường Lát đã hoàn thành quy hoạch tại các bản Mông. Đồng thời, 8 dòng họ đồng bào Mông trên địa bàn huyện đã đồng thuận tổ chức tang lễ theo nếp sống văn hóa. Những thành công trong thay đổi hủ tục tang ma của đồng bào Mông hôm nay, có công sức của anh Lâu Minh Pó.

Không chỉ vận động, tuyên truyền đồng bào Mông xóa bỏ hủ tục, mà trong công tác, sinh hoạt hàng ngày, anh Pó luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh, với lối sống giản dị, khiêm tốn và luôn gần gũi, trọng nhân dân. Còn nhớ trận lũ quét vào tháng 8-2018, tràn qua bản Pù Toong, xã Pù Nhi - nơi gia đình anh Pó ở từ năm 1992 đến nay, đã cuốn trôi, làm bị sập nhiều nhà cửa của bà con dân bản. Nhà của gia đình anh Pó cũng bị sập hoàn toàn. Đầu tháng 9-2018, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà bà con nhân dân vùng lũ huyện Mường Lát và có hỗ trợ cho gia đình anh Pó một phần để khắc phục những thiệt hại. Tuy nhiên, nghĩ đến nhiều hộ dân còn có hoàn ảnh khó khăn hơn, anh Pó đã nhường phần của mình cho bà con dân bản. Anh chia sẻ: “Mình còn có lương, nhưng toàn bộ dân bản Pù Toong không có lương và khổ hơn nên tôi nhường phần hỗ trợ của gia đình cho bà con”. Hành động của anh Pó đã nhận được sự kính trọng, cảm kích của bà con nhân dân địa phương. Với đồng bào Mông nói riêng và nhân dân huyện Mường Lát nói chung, anh Lâu Minh Pó, Phó Bí thư Huyện ủy, là người con ưu tú của quê hương và luôn dành cho anh những tình cảm đặc biệt.

Bài và ảnh: Trần Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]