(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII, chiều 10-7, các đại biểu nghe báo cáo tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả thảo luận tại 5 tổ và thảo luận tại hội trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVII, chiều 10-7, các đại biểu nghe báo cáo tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả thảo luận tại 5 tổ và thảo luận tại hội trường.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường. (ảnh: Minh Hiếu)

Đồng chủ trì kỳ họp có các đồng chí: Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Phạm Bá Oai, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Cùng dự có các đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành pố và các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII.

Báo cáo tổng hợp các ý kiến thảo luận tại 5 tổ nêu rõ: Các đại biểu cơ bản nhất trí với các báo cáo trình tại kỳ họp, đồng thời tập trung phân tích, làm rõ và kiến nghị một số nội dung quan trọng về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội. Các đại biểu đánh giá cao kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2018. Về giải pháp thực hiện hoàn thành kế hoạch tăng trưởng năm 2018, các đại biểu đề nghị tỉnh cần tập trung vào giải pháp ngắn hạn, như tăng quy mô sản xuất đối với những cơ sở sản xuất có khả năng nâng cao được công suất; đẩy mạnh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (quyết liệt trong giải phóng mặt bằng (GPMB), giải quyết dứt điểm tình trạng dư ứng). Đa phần, các đại biểu có ý kiến, kiến nghị về tháo gỡ khó khăn về GPMB, xúc tiến đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn, trọng điểm cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp làm đầu mối để hỗ trợ các nhà đầu tư; đánh giá kỹ lợi thế cạnh tranh của tỉnh là gì để có cơ chế đặc thù thu hút các dự án đầu tư vào khu vực miền núi. Các đại biểu đề nghị cần rà soát, thống nhất lại các quy định về bồi thường, GPMB, tăng cường sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Xác định rõ các nội dung về bồi thường, GPMB ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư của dự án; quan tâm đầu tư nâng cấp một số tuyến đường, đê bị xuống cấp nghiêm trọng; hoàn trả giá trị còn lại của lưới điện nông thôn, đây là vấn đề tồn tại kéo dài bức xúc, cần làm rõ trách nhiệm của ngành điện lực Thanh Hóa, chính quyền địa phương; đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ đo đạc hoàn chỉnh hồ sơ địa chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân; có chính sách hỗ trợ mạnh cho nông nghiệp trong việc thành lập và phát triển trang trại, thực hiện cơ giới hóa…

Về lĩnh vực Vvăn hóa – xã hội, các đại biểu tập trung thảo luận nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tuyến cơ sở; quy hoạch du lịch cộng đồng gắn với quy hoạch nông thôn mới ở các huyện miền núi để phát triển du lịch bền vững; bố trí, sắp xếp các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, dồn các điểm lẻ ở miền núi cho phù hợp với quy định và lộ trình sắp xếp theo đề án mà HĐND tỉnh đã thông qua năm 2015; bổ sung giáo viên cho các trường còn thiếu, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học, trung học cơ sở để nâng cao chất lượng học ngoại ngữ ở bậc học phổ thông; thanh tra, kiểm tra các đơn vị trường học trên địa bàn huyện, hạn chế các vi phạm trong lạm thu dạy thêm, học thêm ở các nhà trường; kiên quyết xử lý nợ đọng bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp chây ì. Về cơ chế chính sách, các đại biểu đề nghị tỉnh có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến và tiêu thụ nông sản. Ngoài ra, đại biểu các tổ còn thảo luận, góp ý kiến về lĩnh vực Quốc phòng – an ninh, các dự thảo nghị quyết và tờ trình HĐND trong kỳ họp.

Thảo luận tại hội trường với không khí dân chủ, thẳng thắn, đã có 14 ý kiến, kiến nghị thêm của các đại biểu nhiều nội dung quan trọng về công tác quản lý tài nguyên đất, khoáng sản; công tác bảo vệ môi trường, GPMB; tích tụ ruộng đất, cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp vào đầu tư nông nghiệp nông thôn…

Đại biểu Nguyễn Văn Thi, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn đề nghị: Những năm gần đây, tỉnh đã thực hiện khá tốt cải cách thủ tục hành chính thu hút đầu tư, nhưng cần quan tâm nhiều hơn đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa; tăng cường quản lý chống thất thu thuế để tăng thu ngân sách; tăng cường thanh tra, kiểm tra thu thuế. Các nhà đầu tư đến đầu tư dự án tại Thanh Hóa những năm gần đây có xu hướng tăng và mở rộng về quy mô, các sở, ngành cần quan tâm động viên, đề nghị các đơn vị mở văn phòng đại diện hoạt động tại tỉnh để tăng thu ngân sách cho tỉnh. Về công tác GPMB tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, đại biểu Nguyễn Văn Thi đã cam kết nỗ lực cùng với Ban quản lý Khu kinh tế phối hợp với chính quyền địa phương, chủ dự án, nhà đầu tư, các ngành liên quan thực hiện tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ.

Đại biểu Nguyễn Tiến Thuận, Bí thư Thị ủy Bỉm Sơn kiến nghị về việc chậm đầu tư thực hiện dự án, một số chủ đầu tư do năng lực hạn chế đã nêu lý do khó khăn nên đầu tư không hiệu quả và thường kéo dài tiến độ thực hiện là do khâu lựa chọn, thẩm định đánh giá năng lực chủ đầu tư chưa đúng, do vậy tỉnh nên phân tích rõ doanh nghiệp khó khăn do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, nếu nguyên nhân không phải do doanh nghiệp thì đề nghị cho gia hạn, nếu năng lực đầu tư yếu thì nên kiên quyết thu hồi.

Về phương thức giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững, đại biểu Phạm Thị Thanh Thủy, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh đề nghị tỉnh có cơ chế chính sách hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững thông qua mô hình liên kết, liên minh sản xuất theo nhóm hộ và cộng đồng thì sẽ phát huy được hiệu quả. Thông qua đó, các hộ sẽ hỗ trợ nhau, liên kết cùng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, góp vốn đối ứng và tìm kiếm đầu vào, đầu ra. Quan tâm đầu ra sản phẩm, xây dựng tổ liên kết, hợp tác xã mới thay đổi phương thức sản xuất nhỏ lẻ, không để hộ dân sản xuất tự phát, nhỏ lẻ. Các mô hình hỗ trợ sản xuất phải gắn sản xuất với bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; đề nghị UBND tỉnh và cấp huyện nghiên cứu giao cho hội phụ nữ, các đoàn thể địa phương được đảm nhiệm phát triển các chương trình, mô hình sản xuất, qua đó tham gia giám sát các nguồn vốn đầu tư của NHà nước một cách hiệu quả nhất và động viên, tập hợp thu hút hội viên, đoàn viên vào tổ chức đoàn thể thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, phong trào thi đua của địa phương.

Đại biểu Vũ Ngọc Thưởng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Yên Định kiến nghị tỉnh có cơ chế chính sách hỗ trợ các thôn, khu phố hoàn thành sáp nhập thôn mở rộng nhà văn hóa thôn và cán bộ sau khi sáp nhập thôn, nhất thể hóa bí thư kiêm thôn trưởng; xem xét điều chỉnh hệ số đào tạo chuyển đổi nghề cho những hộ nông dân khi được Nhà nước thu hồi đất sản xuất để phục vụ dự án; hỗ trợ chính sách phát triển rau an toàn vì nhu cầu của người dân các xã, thị trấn rất cao nhưng mới chỉ thực hiện tập trung ở những vùng quy hoạch của tỉnh.

Về phát triển du lịch gắn với du lịch tâm linh, Thượng tọa Thích Tâm Đức, Trưởng Ban trị sự giáo Hội Phật giáo tỉnh đề nghị cần xây dựng thí điểm du lịch tâm linh gắn với đền thờ mẹ Việt Nam Anh hùng, cho phép Giáo hội Phật giáo tỉnh xây dựng tượng phật, trưng bày các hiện vật, đầu tư đường… để thu hút du khách…

Ngày 11-7, kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XVII sẽ tiếp tục làm việc với chất vấn, trả lời chất vấn và bế mạc.


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]