(Baothanhhoa.vn) - 7 tháng đầu năm 2019, cơ quan điều tra 2 cấp (tỉnh và huyện) đã phát hiện, khởi tố mới 9 vụ án tham nhũng, 30 bị can phạm tội tham nhũng. So với năm 2018, số vụ án tham nhũng khởi tố mới bằng cả năm 2018, với số bị can bị khởi tố trong các vụ án cũ và mới tăng gấp đôi so với năm 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Không có vùng cấm, không còn hạ cánh an toàn

7 tháng đầu năm 2019, cơ quan điều tra 2 cấp (tỉnh và huyện) đã phát hiện, khởi tố mới 9 vụ án tham nhũng, 30 bị can phạm tội tham nhũng. So với năm 2018, số vụ án tham nhũng khởi tố mới bằng cả năm 2018, với số bị can bị khởi tố trong các vụ án cũ và mới tăng gấp đôi so với năm 2018.

Không có vùng cấm, không còn hạ cánh an toàn

Phòng Cảnh sát kinh tế, tham nhũng và buôn lậu Công an tỉnh triển khai nhiệm vụ.

Đáng chú ý, trong số nhiều vụ án tham nhũng mới khởi tố, có nhiều bị can dù hành vi phạm tội đã diễn ra từ giai đoạn trước, nhưng thực hiện quyết tâm chính trị của Đảng ta: Không có vùng cấm, không để hạ cánh an toàn, mọi hành vi cố ý làm trái các quy định Nhà nước hoặc dù không cố ý nhưng thiếu trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng, đều đã bị xử lý thích đáng. Điển hình như: Vụ án Nguyễn Văn Đỉnh, sinh năm 1969 ở xã Quý Lộc, huyện Yên Định, bị khởi tố về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt 137 triệu đồng vào năm 2009, 2013; vụ án Lê Danh San, sinh năm 1952 ở xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia bị khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra trong quá trình kiểm kê, bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) khu tái định cư Xuân Lâm – Nguyên Bình giai đoạn 3 gây thiệt hại gần 71 triệu đồng; vụ án Dương Thị Hà, sinh năm 1982 ở khu 5, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, nguyên cán bộ địa chính phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn bị khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại 605 triệu đồng, xảy ra trong quá trình giải phóng mặt bằng xây dựng Nhà máy Xi măng Long Sơn, cùng bị khởi tố trong vụ án này còn có Vũ Đức Cường, sinh năm 1973 ở khu 5, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, nguyên Bí thư Đảng ủy phường Đông Sơn về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng....

Trung tá Hà Đình Nam, Phó Đội trưởng Đội Hướng dẫn điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng Phòng Cảnh sát kinh tế, tham nhũng và buôn lậu Công an tỉnh cho biết: Các hành vi vi phạm trong các vụ án tham nhũng bị khởi tố trong 7 tháng đầu năm 2019 chủ yếu là: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, vì động cơ, mục đích vụ lợi, cá nhân đã làm trái nhiệm vụ được giao, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước và công dân; hành vi lạm quyền trong thi hành công vụ, lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản; hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong số 9 vụ án tham nhũng do lực lượng cảnh sát kinh tế toàn tỉnh khởi tố thời gian qua, có nhiều vụ án liên quan đến đất đai. Có thể thấy các vi phạm về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh xảy ra rất phức tạp, nghiêm trọng. Hành vi chủ yếu của các đối tượng là bán đất trái thẩm quyền, hoặc khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt một mức giá nhất định nhưng đã tự ý nâng mức giá lên để thu tiền của nhân dân, gây thiệt hại cho người dân. Hoặc hành vi lập khống nguồn gốc đất, tài sản hoa màu trên đất, chuyển đổi loại hình tài sản này thành loại hình tài sản khác để chiếm đoạt tiền bồi thường GPMB. Các đối tượng kê khai khống để nhận tiền bồi thường GPMB, nhằm chiếm đoạt, gây thiệt hại cho ngân sách.

Thượng tá Hoàng Văn Bình, Phó trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế, tham nhũng và buôn lậu Công an tỉnh cho biết thêm: Đối với các vụ án liên quan tới đất đai, quá trình điều tra gặp không ít khó khăn, đó là do công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền địa phương còn rất lỏng lẻo, hồ sơ lưu trữ, hồ sơ xác nhận nguồn gốc đất không được cập nhật thường xuyên, dẫn đến quá trình điều tra thu thập tài liệu rất khó khăn. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy hoạch, đất đai rất nhiều, nhưng lại trùng lặp, có nhiều cái chưa rõ ràng, để các đối tượng lợi dụng kẽ hở lách luật, dẫn đến gây khó khăn cho điều tra. Cán bộ sai phạm lại thường là những người có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực, nên khi phạm tội thường che giấu, hủy tài liệu, gây khó khăn. Qua điều tra của cơ quan chức năng cũng cho thấy hầu hết các vụ án tham nhũng diễn ra ở cơ sở, trong đó các hành vi sai phạm chủ yếu liên quan đến bồi thường GPMB, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chiếm tỷ lệ 80 - 90% trong các vụ án tham nhũng. Đây cũng là những nguyên nhân cơ bản gây bất bình, bức xúc trong dư luận, gây bất ổn cho tình hình ở cơ sở.

Để phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, Thượng tá Hoàng Văn Bình, Phó trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế, tham nhũng và buôn lậu Công an tỉnh cho rằng cơ sở cần quản lý chặt chẽ hơn nữa công tác quản lý đất đai, nguồn gốc đất, hồ sơ, sổ sách và có các giải pháp, kế hoạch để quản lý lại chặt chẽ, đúng quy định trong việc sử dụng, cấp đất, bán đất theo thẩm quyền. Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ làm ở lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN); tăng cường kiểm tra, giám sát, siết chặt kỷ cương kỷ luật để phát hiện ra những sai phạm, biểu hiện tiêu cực, từ đó chấn chỉnh kịp thời, xử lý nghiêm những vi phạm, tránh để cán bộ vi phạm phải khởi tố điều tra như thời gian vừa rồi.

Có thể thấy những chuyển biến rõ nét trong công tác PCTN trên địa bàn tỉnh thời gian qua là sự cụ thể hóa quyết tâm chính trị của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN. Từ đầu năm đến nay Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập các đoàn kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác nội chính, PCTN lãng phí đối với các cấp ủy trực thuộc, tiến hành rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra và sau các cuộc kiểm tra, rà soát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Dưới sự chủ trì của Ban Nội chính Tỉnh ủy, các cơ quan tố tụng đã triển khai quyết liệt các biện pháp, tổ chức lực lượng làm tốt công tác điều tra cơ bản, nghiệp vụ cơ bản, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi về tham nhũng.

Tuy nhiên, theo đồng chí Khương Duy Oanh, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, Phó Giám đốc Công an tỉnh, cho biết: Trong các vụ án tham nhũng khởi tố thời gian qua chủ yếu là phát hiện qua điều tra và đơn, thư tố giác tội phạm của công dân. Để thực hiện tốt công tác phòng ngừa tham nhũng ngay tại cơ sở, ngăn chặn kịp thời những dấu hiệu, biểu hiện vi phạm để kịp thời chấn chỉnh, không để dẫn đến sai phạm lớn, các cấp ủy, chính quyền cần phát huy hơn nữa vai trò thanh tra, kiểm tra chủ động, nhất là đối với những địa bàn, lĩnh vực có nguy cơ dễ phát sinh, tiêu cực. Sau khi thanh tra, kiểm tra, cần công khai kết quả thanh tra, kiểm tra. Đây cũng là một kênh hữu hiệu để người dân cùng giám sát, góp phần tạo sự ổn định tình hình ở cơ sở, tránh để dẫn đến khiếu kiện, tố cáo kéo dài.

Bài và ảnh: Việt Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]