(Baothanhhoa.vn) - Trong những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi được về thăm lại chiến khu du kích Đa Ngọc (thuộc xã Yên Giang cũ, nay là Yên Phú, huyện Yên Định) để được ôn lại những ngày tháng cách mạng chống thực dân Pháp sục sôi và cũng để cảm nhận được những đổi thay của vùng quê cách mạng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi sắc ở vùng quê cách mạng

Trong những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi được về thăm lại chiến khu du kích Đa Ngọc (thuộc xã Yên Giang cũ, nay là Yên Phú, huyện Yên Định) để được ôn lại những ngày tháng cách mạng chống thực dân Pháp sục sôi và cũng để cảm nhận được những đổi thay của vùng quê cách mạng.

Khởi sắc ở vùng quê cách mạng

Trường THCS Yên Giang được xây dựng khang trang, hiện đại, đạt chuẩn quốc gia.

Đầu năm 1941, Xứ ủy Trung Kỳ triển khai chủ trương về việc phát triển lực lượng tự vệ tại các địa phương. Thanh Hóa là địa bàn trọng điểm để xây dựng lực lượng du kích, lập vành đai cách mạng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, trong đó tiêu biểu nhất là các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định, Vĩnh Lộc... Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, các cơ sở cách mạng ở nhiều nơi trong tỉnh đã tuyển chọn nhiều đội viên tự vệ, du kích có tinh thần hăng hái cách mạng để bổ sung kịp thời cho lực lượng du kích ở Ngọc Trạo. Trong bối cảnh đó, căn cứ Đa Ngọc đã được chọn làm địa điểm tập kết các lực lượng tự vệ của 3 huyện, Yên Định, Thọ Xuân và Thiệu Hóa. Làng Đa Ngọc nằm ở vùng trung du ven rừng núi rất kín đáo, lại giáp ranh với nhiều huyện thuận lợi cho việc di chuyển. Từ đồi Cây Ắng có thể dễ dàng đi theo đường bộ lên Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Hoặc có thể qua sông Cầu Chày sang Thọ Xuân, Vĩnh Lộc một cách nhanh chóng...

Chỉ trong một thời gian ngắn, đến ngày 6-10-1941, hơn 100 chiến sĩ tự vệ của 3 huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân đã tập kết về căn cứ Đa Ngọc. Trong sự bảo vệ, che chở, tiếp tế lương thực, thuốc men của người dân làng Đa Ngọc, lực lượng tự vệ, du kích đã ngày đêm luyện tập võ nghệ, quân sự trước khi lên chiến khu Ngọc Trạo. Tuy vậy, do có sự chỉ điểm, quân địch đã huy động 200 lính khố xanh và tuần phu bí mật đánh thọc sâu vào đội hình tự vệ đang tập kết ở Đa Ngọc. Bị lộ và bị tấn công bất ngờ nhưng các chiến sĩ dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Đức Tẻo vẫn kịp thời triển khai chiến đấu. Trước sự chống trả quyết liệt của lực lượng tự vệ Đa Ngọc, quân địch không dám tiến sâu. Đến ngày 8-10-1941, cuộc chiến đấu vẫn ở thế cầm cự, đồng chí Nguyễn Đức Tẻo bị thương nặng và hy sinh. Trước tình hình địch khép chặt vòng vây, lực lượng tự vệ đã quyết định rút khỏi Đa Ngọc trong đêm 8-10-1941 để lên Chiến khu Ngọc Trạo.

Khởi sắc ở vùng quê cách mạng

Cuộc chiến đấu đầu tiên của lực lượng tự vệ tại Đa Ngọc đã tạo ra tiếng vang lớn, góp phần cổ vũ phong trào phản đế và cách mạng ở tỉnh ta phát triển một cách sôi nổi quyết liệt hơn. Mặc dù chỉ là căn cứ tạm thời và tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng ý nghĩa của căn cứ cách mạng Đa Ngọc rất quan trọng bởi sau tiếng súng Bắc Sơn, Nam Kỳ khởi nghĩa thì ở Thanh Hóa tại Đa Ngọc, lần đầu tiên lực lượng bán vũ trang và vũ trang đầu tiên của tỉnh đã chiến đấu với quân địch bằng vũ khí và lòng quả cảm của mình.

Phát huy truyền thống cách mạng, dưới ánh sáng của nghị quyết đại hội đảng các cấp, ngày nay làng Đa Ngọc đã và đang có sự đổi thay mạnh mẽ, đặc biệt là về sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh các cây trồng chủ lực, như: Mía, ngô, ớt xuất khẩu, rau màu vụ đông, mà còn tìm tòi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hình thành nhiều mô hình sản xuất mới cho hiệu quả kinh tế cao như trang trại tổng hợp, trồng cây ăn quả đặc sản, chất lượng cao như ổi, bưởi, cam. Các mô hình trồng cây ăn quả gắn với nuôi trồng thủy sản ở các thôn Đa Ngọc, Bùi Thượng, Đa Nẫm được triển khai đạt hiệu quả cao. Các nghề dịch vụ, xây dựng, mộc dân dụng, may mặc... tạo việc làm tại chỗ hàng năm cho 1.500 lao động.

Khởi sắc ở vùng quê cách mạng

Khu trung tâm văn hóa – thể thao xã Yên Phú được xây dựng khang trang, hiện đại

Các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng mới đạt chuẩn gắn với xây dựng nông thôn mới. Đời sống Nhân dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 49 triệu đồng/người. Các chính sách an sinh xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội được quan tâm; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Kể từ khi tiến hành sáp nhập 2 xã Yên Giang và Yên Phú nay là xã Yên Phú mới, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương tiếp tục được giữ ổn định và phát triển. Phát huy truyền thống cách mạng, người dân làng Đa Ngọc nói riêng, xã Yên Phú nói chung luôn luôn ghi nhớ lịch sử đầy tự hào của chiến khu Đa Ngọc, là động lực trong quá trình xây dựng quê hương giàu đẹp, hiện đại.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]