(Baothanhhoa.vn) - Khởi nghiệp đang là vấn đề thời sự được toàn xã hội quan tâm, tạo thành một làn sóng mới được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng, với nhiều ý tưởng thể hiện đam mê, khát vọng cùng khả năng tiếp thu thích ứng và đổi mới sáng tạo...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khơi dậy sáng tạo của thanh niên qua cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp

Khởi nghiệp đang là vấn đề thời sự được toàn xã hội quan tâm, tạo thành một làn sóng mới được đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng, với nhiều ý tưởng thể hiện đam mê, khát vọng cùng khả năng tiếp thu thích ứng và đổi mới sáng tạo...

Khơi dậy sáng tạo của thanh niên qua cuộc thi ý tưởng khởi nghiệpThí sinh tham gia thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên”.

Thanh Hóa hiện có trên 1 triệu thanh niên, chiếm gần 30% dân số và gần 50% lực lượng lao động toàn tỉnh. Tuy vậy, theo số liệu khảo sát về thực trạng nghề nghiệp, việc làm hàng năm, toàn tỉnh vẫn có gần 35.000 thanh niên chưa có việc làm ổn định. Thống kê của Tỉnh đoàn cũng cho thấy, toàn tỉnh hiện chỉ có 1.500 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 25 mô hình tổ hợp tác, HTX thanh niên. Đây là con số còn khá khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế và lực lượng ĐVTN của tỉnh. Thực tế, thanh niên ngày nay có hoài bão, có ước mơ và khát vọng thực hiện ý tưởng khởi nghiệp, lập nghiệp của mình, nhưng phần lớn thanh niên đang gặp không ít khó khăn, trở ngại khi bắt tay vào thực hiện như hạn chế về kỹ năng, kiến thức khởi nghiệp, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu đầu ra, thiếu vốn đầu tư... Xuất phát từ thực tế về nhu cầu việc làm của thanh niên toàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xác định việc phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp, giải quyết việc làm cho thanh niên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu niên. Theo đó, phát huy vai trò là cầu nối giúp ĐVTN lập thân, lập nghiệp, Tỉnh đoàn đã phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong ĐVTN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020”. Đây là cuộc thi do UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành kế hoạch tổ chức nhằm tạo sân chơi bổ ích cho đông đảo ĐVTN, thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội đối với các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của ĐVTN. Đối tượng tham gia cuộc thi bao gồm đông đảo ĐVTN, học sinh, sinh viên là người Thanh Hóa đang công tác, học tập trong nước. Mỗi năm, Tỉnh đoàn tổ chức 2 cuộc thi, mỗi cuộc thi được chia làm 3 vòng, gồm đi tìm ý tưởng khởi nghiệp, xây dựng đề án khởi nghiệp và vòng chung kết là thăng hoa ý tưởng.

Để cuộc thi tạo được sức lan tỏa, đến được với đông đảo ĐVTN, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa cuộc thi trên hệ thống thông tin của đoàn. Mỗi huyện, thị, thành đoàn, đoàn trực đều thành lập trang facebook của huyện; thông qua đó phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền hoạt động của đoàn – hội đặc biệt là cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” đến đông đảo ĐVTN tại địa phương, đơn vị. Từ khi triển khai đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã 5 lần tổ chức cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” trong ĐVTN tỉnh và phát động cuộc thi lần thứ 6 năm 2020. Tại vòng chung kết “Thăng hoa ý tưởng” lần thứ 5, ban tổ chức đã trao giải nhất cho ý tưởng “Chế tạo máy phun thuốc bảo vệ thực vật điều khiển từ xa” của tác giả Vũ Ngọc Chương, huyện Nga Sơn và các giải nhì, giải ba và khuyến khích cho 6 ý tưởng khởi nghiệp của các tác giả khác. Trước đó, tháng 12-2018, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức chung kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” trong ĐVTN tỉnh lần thứ 3, trao giải nhất cho ý tưởng “Sản xuất than tre hoạt tính” của tác giả Lê Đức Bình, xã Tân Phúc (Lang Chánh).

Bước ra và thành công từ tham gia cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ 3, ý tưởng “Sản xuất than tre hoạt tính” của tác giả Lê Đức Bình đã được hiện thực hóa và đang được triển khai thực hiện hiệu quả. Tác giả Lê Đức Bình chia sẻ: “Triển khai sản xuất mô hình than tre hoạt tính, ban đầu đây chỉ là một dự án, ý tưởng, nhưng khi nhận thấy dự án có tính khả thi cao, mình đã quyết tâm bắt tay triển khai thực hiện”. Bình đã thành lập Công ty TNHH Vietnam Charcoal, xã Tân Phúc (năm 2018). Công ty sau khi đi vào hoạt động đã nghiên cứu và tìm hiểu tác dụng của than tre hoạt tính trong xử lý môi trường, tác dụng với sức khỏe con người cũng như giải quyết được vấn đề phế phẩm của các nhà máy chế biến các sản phẩm thô từ tre luồng. Một trong những ý tưởng của sáng lập viên là: Tạo ra một đơn vị tại trung tâm của vùng nguyên liệu, từ đó thu hút đầu tư bên ngoài để đưa vào các công nghệ, sáng kiến nhằm quản lý rừng tre, luồng bền vững và tối ưu hóa giá trị của chuỗi cung cấp. Kế thừa kết quả nghiên cứu và ứng dụng sản xuất than tre hoạt tính của tổ chức JICA Nhật Bản, Công ty TNHH Vietnam Charcoal đã đầu tư 2 lò hoạt hóa than tre hoạt tính theo công nghệ Nhật Bản với số vốn đầu tư ban đầu là 400 triệu đồng, tại thôn Sơn Thủy, xã Tân Phúc. Mỗi năm mô hình sản xuất than tre hoạt tính đem lại cho doanh nghiệp doanh thu hàng tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 300 triệu đồng. Bước đầu công ty đã xuất khẩu hàng than tre mảnh sang thị trường Nhật Bản để phục vụ trong ngành xây dựng. Đối với thị trường trong nước, công ty đang sản xuất và xuất bán cho một số khách hàng có công nghệ cao để sản xuất ra mặt hàng than tre chất lượng cao, ngoài ra công ty còn chủ động làm một số sản phẩm khử mùi, lọc khí trong môi trường để bán lẻ trong nước.

Có thể khẳng định, cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đã đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra là sân chơi bổ ích, giúp ĐVTN có cơ hội trải nghiệm thực tế để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp, từ đó tìm kiếm, tôn vinh những ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp. Tuy vậy, để phong trào khởi nghiệp không chỉ là trào lưu mang tính hình thức và để có thêm nhiều ý tưởng được hiện thực hóa hơn nữa thì cần phải có những hành động cụ thể và thiết thực. Theo ông Đỗ Minh Thủy, Phó tổng Giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông: Cộng đồng khởi nghiệp hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có những ý tưởng rất táo bạo. Nhưng bên cạnh sự táo bạo, các bạn cần thực tế hơn, cần xác định khởi nghiệp để lập nghiệp hay chỉ khởi nghiệp theo phong trào của thanh niên. Bởi nếu xác định rõ khởi nghiệp để lập nghiệp thì sẽ giúp các bạn có cái nhìn nghiêm túc, đúng đắn hơn, có tâm thế, có tư duy, cách làm, định hướng và lộ trình rõ ràng xem mình có gì để khởi nghiệp và kiên trì theo đuổi sự nghiệp của mình. Cùng với đó, các bạn trẻ cần có sự liên kết, làm sao để tiếp cận được các nhà đầu tư, những người hỗ trợ hoặc hợp tác được với mình trong quá trình khởi nghiệp. Như vậy con đường sẽ ngắn hơn để dẫn tới khởi nghiệp thành công.

Bài và ảnh: Lê Phượng


Bài Và Ảnh: Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]