(Baothanhhoa.vn) - Tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XVII, đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt UBND tỉnh trình bày báo cáo Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII. Báo Thanh Hóa xin giới thiệu nội dung của báo cáo đến cử tri và nhân dân trong tỉnh:

Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII

Tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa XVII, đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt UBND tỉnh trình bày báo cáo Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII. Báo Thanh Hóa xin giới thiệu nội dung của báo cáo đến cử tri và nhân dân trong tỉnh:

Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII

Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt UBND tỉnh trình bày báo cáo Kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII.

Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp Thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri đã kiến nghị, kết quả thực hiện như sau:

Về cơ chế chính sách

Về việc cử tri đề nghị có cơ chế hỗ trợ các mô hình chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng phù hợp có hiệu quả kinh tế: Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2326/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 phê duyệt Phương án chuyển đổi đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản, giai đoạn 2016 - 2020 quy định mức hỗ trợ cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô từ năm 2016 đến năm 2019 với mức hỗ trợ 2.400.000 đồng/ha.

Về việc cử tri đề nghị có chính sách hỗ trợ nông dân khi thực hiện tích tụ, tập trung đất đai:Ngày 11/01/2019, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 13- NQ/TƯ về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 192/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 ban hành chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025; theo đó, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khác để tích tụ, tập trung đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp quỵ mô lớn, ứng dụng công nghệ cao hoặc theo hướng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và kinh phí thuê quyền sử dụng đất, với tổng kinh phí hỗ trợ đến năm 2025 khoảng 609.850 triệu đồng; dự kiến năm 2020 phân bổ 62.000 triệu đồng.

Về việc cử tri các huyện đề nghị có chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nội đồng: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh việc hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nội đồng đang được lông ghép để thực hiện đầu tư trong Chương trình xây dụng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và Chương trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Thực hiện Nghị quyết số 151/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông giai đoạn 2016-2020 cơ chế hỗ trợ với mức 200 triệu đồng/km kiên cố hóa kênh mương và giao thông nội đồng; dự kiến năm 2020 phân bổ từ nguồn ngân sách tỉnh thực hiện chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp là 82.150 triệu đồng.Hàng năm, trên cơ sở đăng ký hỗ trợ của các huyện và căn cứ nội dung, định mức hỗ trợ cụ thể của từng xã (theo Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chỉnh phủ), Chủ tịch UBND tinh quyết định hồ trợ kỉnh phí cho các địa phương xây dựng nông thôn mới, trong đó có cải tạo hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương nội đồng; dự kiến năm 2020 phân bổ từ nguồn ngân sách tình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới là 140.000 triệu đồng.

Về việc cử tri đề nghị có chính sách hỗ trợ kinh phí đo đạc, cấp giấy CNQSD đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn: Tại Quỵết định số 4013/QĐ-UBND ngày 11/12/2008 và điều chỉnh tại Quyết đinh số 2451/QĐ-UBND ngày 02/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh, toàn bộ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là kinh phí của tỉnh và Trung ương. Ngày 19/3/2018, Chủ tịch UBND tinh đã ban hành Kế hoạch số 61/KH-UBND giao UBND các huyện, thị xã, thành phố hàng năm xây dựng kế hoạch và kinh phí để thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện trình duyệt theo quy định.

về lĩnh vực quy hoạch, đầu tư cơ sử hạ tầng, đô thị.

Về việc cử tri huyện Nga Sơn đề nghị đầu tư các công trình thủy lợi tại vùng triều ven biển:Đến nay, trên địa bàn vùng triều ven biển huyện Nga Sơn đã được đầu tư xây dựng và sửa chữa, nâng cấp 11/20 trạm bơm (đạt 55%); đồng thời, ngày19/01/2018, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 243/QĐ-UBND phân kỳ từ nay đến năm 2030 sẽ tiến hành đầu tư xây dựng mới trên địa bàn vùng triều ven biển huyện Nga Sơn 03 trạm bơm tưới, 01 trạm bơm tiêu, nâng cấp 03 trạm bơm tưới và 03 cống tiêu.

Về việc cử tri đề nghị nạo vét, nâng cấp cống sông Định - Ninh (cống Đa Cửa) tại huyện Quảng Xương: Ngày 18/4/2018, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công văn số 4220/UBND-NN cho phép 03 công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đâu tư cải tạo, sủa chữa, nâng cấp một số công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và phòng chống lũ, bão, úng trên địa bàn tỉnh (trong đó, có cổng sông Định - Ninh). Hiện nay, Công ty TNHH MTV Sông Chu (chủ đầu tư) đang trình phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình để chuẩn bị triển khai thi công.

Về việc cử tri đề nghị chỉ đạo Ban QL KKT Nghi Sơn và các KCN đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án kênh tiêu chống ngập tại huyện Tĩnh Gia: Dự án Cải dịch sông Tuần Cung - Khu kinh tế Nghi Sơn có tổng mức đầu tư là 107.719 triệu đồng, đã trình HĐND tình bố trí 5.000 triệu đồng để hoàn thành dự án và quyết toán trong năm 2020; dự án Kè chống sạt lở và nạo vét tiêu thoát Khu kinh tế trọng điểm Nghi Sơn có tổng mức đầu tư là 140.000 triệu đồng, đã trình HĐND để bố trí hết số vốn nước ngoài còn lại (60.443 triệu đồng) của Ke hoạch Trung hạn giai đoạn 2016-2020 để hoàn thành dự án và quyết toán trong năm 2020. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban quản lý Khu Kỉnh tế Nghỉ Sơn và các Khu công nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thoát nước chông ngập úng cho khu vực xã Mai Lâm.

về việc cử tri các huyện Cẩm Thủy, Yên Định đề nghị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy nước sạch tại các xã cẩm Vân, cẩm Tân, Yên Lâm: Dự án cấp nước sạch cho 3 xã trên đã được Chủ tịch UBND phê duyệt tại Quyết định sổ 3650/QĐ-UBND ngày 30/10/2014; tổng mức đầu tư là 76,171 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 66,830 tỷ đong; vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 13,2 tỷ đồng. Đến nay, ngân sách Trung ương đã bố trí hỗ trợ được 43 tỷ; ngày 05/8/2019, UBND tỉnh đã có Công văn số 10133/UBND-THKH, giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu ưu tiên bố trí phần vốn ngân sách tỉnh (13,2 tỷ đồng) và bổ sung dự án vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để hoàn thành đầu tư, đưa dự án vào hoạt động.

Về việc cử tri đề nghị đẩy nhanh tiến độ tuyến đường 515 từ Bà Chè, xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa - huyện Thọ Xuân: Dự án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duỵệt tại Quyết định số 2907/QĐ- UBND ngày 9/8/2017, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng; khởi công ngày 28/12/2017, dự kiến hoàn thành ngày 28/12/2019. Đến nay, vốn đã bố trí 55 tỷ đồng; giá trị xây lắp hoàn thành 75/98,64 tỷ đồng giá trị hợp đồng (đạt76%) năm 2020 đã trình HĐND bố trí 13 tỷ đồng để thanh toán khối lượng hoàn thành và tiếp tục thực hiện dự án; dự kiến sau năm 2020 mới hoàn thành.

Về việc cử tri đề nghị đầu tư xây dựng tuyến đường gom phía Tây đường sắt đoạn qua huyện Hà Trung: Ngày 12/6/2019, UBND tỉnh đã có Công văn số 7221/UBND-CN, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam bổ sung tuyến đường nêu trên (dài 2,882Km) vào dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, tuyến đường sắt Hà Nội -TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, Ban QLDA đường sắt - Bộ Giao thông Vận tải đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế để làm cơ sở báo cáo Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận đầu tư tuyến đường trên.

về việc cử tri đề nghị đầu tư hệ thống cung cấp mạng lưới quốc qia cho các thôn, bản chưa có điện lưới trên địa bàn các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân: 28 thôn, bản thuộc 20 xã trên địa bàn các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân thuộc Tiểu dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020 do EU tài trợ và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 và năm 2019 tại Quyết định số 1066/QĐ-BKHĐT hgày 06/7/2019 với số vốn là 68.880 triệu đồng/181.795 triệu đồng; dự kiến hoàn thành trong năm 2020.

Về việc cử tri đề nghị nâng cấp đường dây 35kV từ huyện Nông Cống đi huyện Như Xuân: Theo báo cáo của Công ty Điện lực Thanh Hóa, đường dây 35kV từ trạm l10 kv Nông Cống đi huyện Như Xuân vẫn đảm bảo cấp điện cho khu vực huyện Như Xuân trong thời gian tới. Đồng thời, Tổng Công ty Điện lực miền Băc đã phê duyệt đâu tư 01 trạm câp điện 1 l0kv Bãi Trành, huyện Như Xuân, dự kiến khởi công Quý 1/2020, hoàn thành đóng đỉện Quý 1/2021.

về lĩnh vực tài nguyên, môi trường, bồi thường giải phóng mặt bằng

Về việc cử tri đề nghị bàn giao 307 ha đất cho xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân quản lý và bàn giao một phần diện tích đất nông nghiệp của Nông trường Vân Du thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa cho huyện Thạch Thành quản lý: Hiện nay Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa đang thực hiện việc rà soát đất đai; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính theo quy định và lập Phương án sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày 26/02/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau khi phương án sử dụng đất được cơ quan cấp có thẩm quyền phê duyệt, sẽ tổ chức thực hiện việc bàn giao đất không có nhu cầu sử dụng giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng; dự kiến hoàn thành trước 30/3/2020.

Về việc cử tri các huỵện: Tĩnh Gia, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Nga Sơn đề nghị có giải pháp chỉ đạo cụ thể để giải quyết dứt điểm việc cấp GCNQSD đất ở cho hộ dân đối với những trường hợp UBND cấp xã bán đất ở trái thẩm quyền:Theo quy định tại Điều 23, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, trường hợp đất giao không đúng thẩm quyền, hiện đang sử dụng không có tranh chấp nếu tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận mà việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch thì được xem xét cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, ngày 06/8/2019, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 1470/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ quy định: Đối với các trường hợp được giao trái thẩm quyền đã sử dụng đất ổn định từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2014, không có tranh chấp đất đai, sử dụng đất phù hợp với quy hoạch thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp thửa đất có một phần dỉện tích đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phần diện tích đất còn lại không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thi giải quyết cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất phù hợp với quy hoạch để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất, phần (tiện tích không phù hợp vói quy hoạch thì thể hiện trên sờ đồ thửa đất theo quy định tại Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; trường hợp toàn bộ thửa đất không phù hợp với quy hoạch thì đề nghị chỉ đạo thực hiện việc đăng ký đất đai theo thủ tục quy định tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ. Do đó, đề nghị UBND các huyện: Tĩnh Gia, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Nga Sơn chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề Vượt thẩm quyền.

Về việc cử tri đề nghị đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung tại cảng cá Lạch Bạng: Tiếp thu đề nghị của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp xây dựng kế hoạch thu hút các nhà đầu tư có năng lực vào đầu tư khu xử lý nước thải, đảm bảo môi trường trong Khu kinh tế; đồng thời, yêu cầu Ban quản lý Cảng cá Lạch Bạng thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

về việc cử tri huyện Cẩm Thủy đề nghị kiểm tra 03 vị trí nghi ngờ chôn lấp thuốc BVTV tại khu vực Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái: Ngày 20/7/2019, Bộ Quốc phòng đã có Công văn số 7756/BQP-KTE ngày 20/7/2019, theo đó Bộ Quốc phòng sẽ chủ động thanh lý hợp đồng thuê đất với Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái, phối hợp và bàn giao khu đất hiện tại cho UBND tỉnh quản lý theo quy định; sau khi thực hiện xong các thủ tục nêu trên, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo tiến hành việc khai đào 03 vị trí nhân dân còn nghi ngờ chôn lấp thuốc bảo vệ thực vật trái phép để kiểm tra theo quy định.

Về việc cử tri huyện Hà Trung đề nghị kiểm tra mẫu nước thải từ trại lợn xã Thành Tâm, huyện Thạch Thành gây ô nhiễm nguồn nước tại xã Hà Long: Ngày 18/9/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hà Trung và huyện Thạch Thành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại Trang trại lợn Thành Tâm thuộc Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Việt Hưng và khảo sát thực tế tại một sộ hộ dân ở thôn Quạng Bình, xã Hà Long; kết quả: Phát hiện một số sai phạm về mùi hôi, bể biogas hoạt động kém; tại thời điểm kiểm tra không phát hiện dấu hiệu bất thường về nguồn nước tại khu vực trang trại lợn Thành Tâm. Đến nay Công ty đã cơ bản khắc phục, tình trạng nêu trên như: cải tạo lại bể biotas; sửa chữa các đường ống, tuyến mương, rãnh thu gom, thoát nước thải; gia cố, đắp cao bờ bao xung quanh các ao chứa nước thải, không để nước thải rò rỉ ra Hồ Đồm Đồm, có biện pháp chống thấm toàn bộ các ao, bể chứa nước thải

về việc cử tri các huyện: Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Nga Sơn đề nghị quan tâm công tác xử lý rác thải sinh hoạt, hỗ trợ xây dựng lò đốt xử lý rác thải: Ngày 04/7/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 21/2019/QĐ- UBND quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời, để giải quyết các tồn tại trong việc triển khai quy hoạch quản lý CTR, UBND tỉnh đang giao Sở Xây dựng xây dụng Phương án quản lý CTR và giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt và tại kỳ họp này UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025; theo đó dự kiến tổng chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình, cá nhân không có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong giai đoạn 2020-2025 là 1.901 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 1.277 tỷ đồng.

Về việc cử tri thị xã Bỉm Sơn đề nghị sớm xử lý ô nhiễm môi trường tại Bãi rác núi Voi: Dự án đầu tư xây dựng công trình: Cải tạo, nâng cấp bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2506/QĐ-UBND ngày 08/8/2014 và phê duyệt điều chỉnh dự án tại Quyết định số 3140/QĐ-UBND ngày 19/8/2016, với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là: 38.818 triệu đồng; trong đó, giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư là: 22.778 triệu đồng; bao gồm 04 gói thầu (gói số 1: Tư vấn lập TKBVTC-DT; gói số 2: Tư vấn lập HSMT, đánh giá HSDT thi công xây dựng công trình; gói số 3: Tư vấn quản lý dự án; gói số 4: Xây dựng giai đoạn 1 của dự án (bao gồm cả chi phí hạng mục chung) và bảo hiểm xây dụng công trình; gói số 5: Tư vấn giám sát thi công xây dựng; gói số 6: Tư vấn giám sát đánh giá dự án đầu tư).

Đến nay, các gói thầu số 1 và 2, đã thực hiện và thanh toán khối lượng hoàn thành cho các nhà thầu theo quy định; riêng gói thầu số 4 do Liên danh Công ty cổ phân AE Toàn Tích Thiện - Công ty CP Xây dựng và Thương mại Thịnh Toàn thực hiện quá chậm không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ theo hợp đồng (mới xử lý được khoảng 31% theo hợp đồng) nên Sở Tài nguyên và Môi trường đã chấm dứt hợp đồng và ký hợp đồng ủy thác quản lý dự án với Ban Quản lý đâu tư Xây dựng dân dụng và Công nghiệp Thanh Hóa tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước (qua mạng) gói thầu xử lý rác thải còn lại của gói thầu số 4 (hiện nay là gói thầu số 8) theo quy định. Dự kiến đến cuối tháng 12 nếu không có nhà thầu nào quan tâm UBND tỉnh sẽ xem xét, quyết đỉnh chỉ định hình thức lựa chọn nhà thầu nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại Bãi rác núi Voi. .

Về lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Về việc cử tri đề nghị đầu tư xây dựng các công trình thuộc di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của Cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóạ giai đoạn 1967 - 1973, xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa: Ngày 17/10/2019, Chủ tịch UBND tình Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 4274/QD-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Trụ sở làm việc của Cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa (giai đoạn 1967 - 1973), tại xã Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa với tổng mức đầu tư 29,8 tỷ đồng; thời gian thực hiện không quá 03 năm (2020-2022).

về việc cử tri đề nghị hỗ trợ kính phí xây dựng lại đền Ông, đền Bà thuộc khu di tích lịch sử đình Mường Đòn, xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành: Ngày 07/8/2019, UBND tỉnh đã có Công văn số 10284/UBND-THKH thống nhất chủ trương bảo quản, tu bổ, phục hồi hạng mục đền Ông và đền Bà thuộc di tích đình Mường Đòn, xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành bằng nguồn kinh phí xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác.

về việc cử tri huyện Tĩnh Gia đề nghị đổi tên “Cầu Lạch Bạng” thành “Cầu Đò Trại”: Đề nghị UBND huyện Tĩnh Gia căn cứ Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 15/5/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quy định trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, lập hồ sơ gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ quan Thường trực Hội đồng đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh Thanh Hóa) để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

về lĩnh vực an ninh trật tư và các vấn đề khác

về việc cử tri các huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Triệu Sơn đề nghị tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm: Đến nay, tổ chức, bộ máy về quản lý ATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã được thành lập và kiện toàn, đảm bảo phân công, phân cấp rõ ràng, không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về ATTP được tăng cường: Trong 3 năm liên ngành cơ quan cấp tỉnh đã thực hiện kiểm tra 569 cơ sở sản xuât, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 90 cơ sở vi phạm (chiếm 15,82%), phạt tiền 88 cơ sở với số tiền gần 550 triệu đồng; thanh tra chuyên ngành của Sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triền nông thôn, Công Thương đã thanh tra, kiểm tra đối với 2.103 lượt cơ sở, phạt tiền 265 cơ sở vi phạm với số tiên gần 1.150 triệu đồng; Cục Quản lý thị trường tỉnh đã kiểm tra, xử lý 1.938 vụ vi phạm về ATTP, xử phạt nộp ngân sách nhà nước gần 6.800 triệu đồng; Công an tỉnh kiểm tra và xử lý 179 vụ việc vi phạm về ATTP, xử phạt vi phạm trên 500 triệu đồng; UBND cấp huyện đã kiểm tra ATTP đối với 43.582 lượt cơ sở, phạt tiền 2.365 cơ sở vi phạm với số tiền trên 4.650 triệu đông. Uỷ ban MTTQ tỉnh đã phối hợp vói các sở, ngành và các tổ chức đoàn thể thực hiện giám sát tại 16 huyện, thị xã, thành phố, 22 xã, phường, thị trấn, 20 khu dân cư và 49 cơ sở sản xuất, kinh doanh về công tác đảm bảo ATTP; kịp thời có những đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP.

Về việc cử tri các huyện: Yên Định, Thiệu Hóa, Triệu Sơn đề nghị tăng cường công tác quản lý chất lượng và giá vật tư nông nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, lưu thông và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm: Từ đầu nam 2019 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thanh tra chuyên ngành về thực hiện các quy định của pháp luật trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đối với 106 cơ sở, phát hiện 02 cơ sở vi phạm quy định về nhãn mác (không ghi quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam vào nhãn, mác), xử phạt 21,5 tiiệu đồng. Phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thanh tra liên ngành về điều kiện buồn bán thuốc BVTV tiên địa bàn tỉnh, kiểm tra 86 cơ sở, phát hiện 08 cơ sở không duy trì các điều kiện trong buôn bán thuốc BVTV, không đủ điều kiện buôn bán, thuốc BVTV hết hạn sử dụng, không có hợp đồng, hóa đơn, xử phạt 18,5 triệu đồng; lấy 51 mẫu thuốc BVTV để phân tích chất lượng, có 02 mẫu thuốc BVTV không đảm bảo hàm lượng đăng ký, xử phạt 13 triệu đồng. Đồng thời, tiến hành kiểm tra 14 cơ sở sản xuất, phát hiện 05 cơ sở vi phạm việc để chung phân bón thành phẩm với nguyên liệu, xử phạt 75 triệu đồng. Không phát hiện có thuốc BVTV, phân bón cấm, giả.

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nhân dân sử dụng phân bón, thuốc BVTV sai quy trình kỹ thuật, không tuân thủ theo nguyên tắc dẫn đến những hậu quả ngoài mong muốn như cây trồng không hấp thụ, sâu bệnh phát sinh nhiều làm giảm hiệu quả trong sản xuất; không đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng, không thu gom vỏ thuốc theo quy định.

Để khắc phục và hạn chế các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng bán trên thị trường, gây thiệt hại cho người dân, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện/thị xã/thành phố trong thời gian tới nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn của ngành Nông nghiệp, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, sử dụng thuôc BVTV, phân bón; phát hiện và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm; thông báo công khai tiên hệ thông đài truyền thanh của địa phương những trường hợp vi phạm để tăng tính răn đe, hạn chế tình trạng tái phạm; nhân dân địa phương tích cực tin tổ giác tội phạm tới cơ quan có thẩm quyền để thực hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Vê việc cử tri huyện Vĩnh Lộc đề nghị sớm thực hiện chủ trương đưa Công an chính quy về làm Trưởng Công an xã, thị trấn: Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đối mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 6/8/2018 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vu, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Công an, ngày 25/10/2019, UBND tỉnh đã có Quyết định số 4366/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã”; theo đó: Dự kiến trong năm 2019 sẽ bố trí Công an chính quy tại 111 xã, thị trấn; lộ trình đến năm 2025 sẽ bố trí Công an chính quy tại 100% xã, thị trân trên toàn tỉnh.

Về việc cử tri huyện Ha Trung đề nghị triệt phá một số tụ điểm buôn bán ma túy phức tạp trên địa bàn: Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn huyện Hà Trung có 02 tụ điểm và 04 điểm phức tạp về ma túy (01 tụ điểm tại ngã ba thôn Thượng Quý, xã Hà Phong; 01 tạ điểm tại Tiểu khu 3, Thị trấn Hà Trung; 03 điểm tại xã Hà Long và 01 điểm tại xã Hà Tân); đến nay, 01 tụ điểm tại Tiểu khu 3, Thị trấn Hà Trung; 03 điểm tại xã Hà Long và 01 điểm tại xã Hà Tân đã bị triệt xóa hoàn toàn. Riêng tụ điểm tại ngã ba thôn Thượng Quý, xã Hà Phong, Công an huyện Hà Trung đã xác lập và phá chuyên án, bắt khởi tố 07 đối tượng có liên quan đên hoạt động mua bán trái phép chất ma túy. Hiện nay, còn một số đối tượng trong tụ điểm đã chuyển hoạt động sang các địa bàn giáp ranh theo hình thức hoạt động lưu động, Công an huyện Hà Trung đang tiếp tục mở rộng điều tra và theo dõi đối với các đối tượng còn lại trong tụ điểm này.

Trên đây là kết quả thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Thứ 9, Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVII, UBND tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.

Minh Hiếu (Tổng hợp)


Minh Hiếu (Tổng Hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]