(Baothanhhoa.vn) - Cách đây tròn 80 năm, Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Yên Định được thành lập, đánh dấu sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong phong trào cách mạng tại địa phương. Trải qua chặng đường đấu tranh lâu dài, đầy thử thách, đảng bộ huyện đã luôn phát huy truyền thống, đoàn kết, lãnh đạo phong trào cách mạng thực sự trưởng thành, lớn mạnh, đạt được nhiều thành tựu qua các giai đoạn phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kế thừa và phát huy truyền thống đơn vị anh hùng

Cách đây tròn 80 năm, Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Yên Định được thành lập, đánh dấu sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong phong trào cách mạng tại địa phương. Trải qua chặng đường đấu tranh lâu dài, đầy thử thách, đảng bộ huyện đã luôn phát huy truyền thống, đoàn kết, lãnh đạo phong trào cách mạng thực sự trưởng thành, lớn mạnh, đạt được nhiều thành tựu qua các giai đoạn phát triển.

Lãnh đạo huyện Yên Định trao giải nhất cuộc thi tìm hiểu lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Định cho nhóm tác giả cơ quan UBND huyện.

Những năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, phong trào cách mạng của huyện Yên Định ngày càng được củng cố vững chắc. Ngày 10-6-1938, tại thôn Ngọc Vực, xã Yên Thịnh, đồng chí Hoàng Văn Mạch, thay mặt Tỉnh ủy Thanh Hóa đã triệu tập hội nghị kết nạp 7 quần chúng ưu tú vào Đảng và tuyên bố thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên huyện Yên Định, đồng chí Hoàng Văn Mạch làm Bí thư chi bộ. Sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên huyện Yên Định là kết quả của quá trình vận động cách mạng và phong trào cách mạng trên địa bàn huyện, góp phần vào thắng lợi của Cách mạng Tháng 8-1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, huyện Yên Định luôn là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, đã huy động 10.000 lượt người lên đường nhập ngũ, hơn 2.000 thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến; đóng góp cho Nhà nước trên 60.000 tấn lương thực, gần 10.000 tấn thực phẩm các loại... Toàn huyện có 98 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 7 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động, 123 người được cấp bằng có công với nước. Huyện có 3 xã Yên Thịnh, Yên Thái và Yên Giang được tặng bằng có công với nước. Với những thành tích to lớn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Yên Định vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (11-6-1999); 5 xã, gồm: Định Tân, Định Tiến, Định Công, Yên Trường và Quý Lộc được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Có giai đoạn huyện Yên Định và huyện Thiệu Hóa sáp nhập thành 1 đơn vị hành chính là huyện Thiệu Yên (1977) và đến năm 1996 chia tách, tái thành lập huyện Yên Định và Đảng bộ huyện Yên Định. Dù ở giai đoạn nào, đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện vẫn luôn kế thừa, phát huy truyền thống, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất và là đơn vị dẫn đầu của tỉnh trên nhiều lĩnh vực để lại những dấu ấn quan trọng. Nổi bật là: Ngay từ những năm 1960, huyện Yên Định đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng đời sống mới. Trong đó, có HTX Yên Trường tiêu biểu của phong trào thâm canh, tăng năng suất, phát triển cây công nghiệp, làm thủy lợi... vinh dự được đón Bác Hồ về thăm năm 1961. Bước vào thời kỳ đổi mới, Yên Định đi đầu trong thực hiện dồn điền, đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sản xuất giống lai F1, cơ giới hóa trong nông nghiệp... Kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư, đời sống người dân ngày càng được nâng lên. Năm 2010, nhân dân và cán bộ huyện Yên Định, nhân dân và cán bộ xã Định Tường, xã Quý Lộc được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới. Năm 2015 huyện Yên Định được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh và khu vực Bắc miền Trung.

Qua các kỳ đại hội, Đảng bộ huyện Yên Định đã luôn phân tích, đánh giá đúng thời cơ thuận lợi, khó khăn, thách thức, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu và định hướng lãnh đạo phát triển bằng những chủ trương, kế hoạch đúng đắn, phù hợp với thực tiễn. Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ đã tập trung hoàn thành việc thể chế hóa những định hướng lớn trong nghị quyết đại hội thành các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề, các kế hoạch, chương trình hành động để sớm đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống, đưa Yên Định trở thành huyện có nền kinh tế ổn định và tăng trưởng khá của tỉnh. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2015 - 2020), bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc rõ rệt. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ này đề ra 27 chỉ tiêu chủ yếu (trong đó 7 chỉ tiêu hằng năm và 20 chỉ tiêu đến năm 2020), qua nửa nhiệm kỳ thực hiện, đến nay đã có 4/7 chỉ tiêu hằng năm đều đạt và vượt (gồm: Tổng sản lượng lương thực hàng năm, thu ngân sách hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, tỷ lệ kết nạp đảng viên hàng năm), 3 chỉ tiêu sắp đạt (tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm, tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm, tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt “trong sạch, vững mạnh”). Trong 20 chỉ tiêu đến năm 2020, có 5 chỉ tiêu đã đạt và vượt (cơ cấu kinh tế; tỷ lệ xã, thôn đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ khu dân cư đạt chuẩn an ninh trật tự); 12 chỉ tiêu đạt trên 50% và 3 chỉ tiêu đạt dưới 50% (tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động, tỷ lệ xã, thị trấn kiểu mẫu và tỷ lệ dân cư đô thị được dùng nước sạch). Đối với 4 chỉ tiêu bổ sung trong nửa đầu nhiệm kỳ có 2 chỉ tiêu đạt (chuyển đổi mô hình quản lý chợ và sáp nhập thôn).

Qua các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra có thể thấy, kinh tế liên tục giữ được đà tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm từ 2016 – 2018 đạt 17,18%, cao hơn 1,1% so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 37,325 triệu đồng/người, gấp 1,5 lần so với năm 2015, đạt 70,6% so với kế hoạch, trong đó, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị sản xuất trên ha canh tác đạt 136,2 triệu đồng; toàn huyện có 117/878 trang trại đạt tiêu chí mới theo Thông tư số 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Huyện đã quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương và các huyện lân cận. Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được tập trung đẩy mạnh, tổng vốn đầu tư phát triển các năm qua trên địa bàn huyện đạt 5.008 tỷ đồng, đạt 58,57% so với mục tiêu (nghị quyết đại hội đến năm 2020 là 8.550 tỷ đồng). Công tác xây dựng nông thôn mới được chú trọng nâng cao chất lượng và giữ vững các tiêu chí đã đạt chuẩn, tiến đến xây dựng thôn, xã nông thôn mới kiểu mẫu. Công tác sáp nhập thôn, khu phố được chỉ đạo quyết liệt, cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. Sau khi sáp nhập toàn huyện đã giảm được 95 thôn, khu phố (còn 149 thôn, khu phố), giảm 38,9%, vượt đề án tỉnh giao.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, truyền thống văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy. Các lễ hội dần được khôi phục, trong đó có lễ hội Trò Chiềng xã Yên Ninh được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, luôn đứng tốp đầu của tỉnh. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được đẩy mạnh. Các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, các chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm, thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Công tác an ninh - quốc phòng được củng cố, tăng cường, góp phần giữ vững ổn định chính trị từ cơ sở, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Những kết quả đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả 4 chương trình trọng tâm mà nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra, gồm: Phát triển đô thị, phát triển doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân, nhất là doanh nghiệp, doanh nhân liên kết với nông dân để phát triển sản xuất nông nghiệp; phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển nguồn nhân lực.

Xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh và có chuyển biến tích cực trên cả ba mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức. Từ một chi bộ ban đầu thành lập cách đây tròn 80 năm với 8 đảng viên, đến nay đảng bộ huyện đã có hơn 9.500 đảng viên, sinh hoạt tại 59 tổ chức cơ sở đảng. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được nâng lên, không còn tổ chức cơ sở đảng yếu kém. Việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, 5, 6 (khóa XII) được triển khai sâu rộng, làm chuyển biến về nhận thức và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của UBND các cấp được cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, đề án để chỉ đạo thực hiện nhằm phát huy lợi thế, khai thác các tiềm năng thế mạnh từng địa phương. Hoạt động của các ban xây dựng Đảng, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội luôn bám sát chức năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhìn lại chặng đường 80 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Yên Định vinh dự, tự hào được Trung ương, Tỉnh ủy ghi nhận, đánh giá cao về mọi mặt. Huyện vinh dự được đón nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Trung ương về thăm. Nhiều đoàn công tác các tỉnh trong cả nước về tham quan, học hỏi kinh nghiệm, cách làm. Nhiều tập thể, cá nhân được phong tặng, tặng thưởng, công nhận các danh hiệu cao quý.

Nguyễn Tiến Hiệu

Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Yên Định



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]