(Baothanhhoa.vn) - Bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Như Thanh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tập trung trí tuệ lãnh đạo, chỉ đạo Nhân dân thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; trong đó huyện đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 27/28 chỉ tiêu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Như Thanh - dấu ấn một nhiệm kỳ

Huyện Như Thanh - dấu ấn một nhiệm kỳ

Diện mạo mới ở Như Thanh.

Bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Như Thanh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tập trung trí tuệ lãnh đạo, chỉ đạo Nhân dân thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; trong đó huyện đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 27/28 chỉ tiêu.

Trên cơ sở các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng bộ huyện Như Thanh đã căn cứ tình hình thực tế của địa phương, ban hành các nghị quyết chuyên đề; lãnh đạo UBND huyện ban hành 8 đề án trên các lĩnh vực. HĐND huyện ban hành 32 nghị quyết, trong đó nhiều nghị quyết về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới (XDNTM), văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị.

Trong lĩnh vực trồng trọt: Nhiệm kỳ qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn các biện pháp thâm canh tăng năng suất, kỹ thuật bón phân viên dúi sâu và cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục được nhân rộng. Toàn huyện đã chuyển đổi 1.824,7 ha đất trồng cây hiệu quả thấp sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn; năng suất lúa bình quân đạt 57,08 tạ/ha, sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 38.050 tấn, vượt mục tiêu đại hội 2.050 tấn. Nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và sản xuất theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm được nhân rộng, điển hình như: Mô hình trồng đào cảnh, ớt xuất khẩu tại xã Xuân Du; trồng riềng, nghệ vàng tại xã Cán Khê; trồng cây ăn quả, cây dong và chế biến miến dong tại xã Yên Lạc; trồng nấm, mộc nhĩ tại xã Yên Thọ; vùng trồng cây thức ăn xanh cho bò sữa... Năm 2020, có 3 sản phẩm: Mộc nhĩ khô, nấm linh chi, nấm bào ngư xám của HTX hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Với lợi thế về đất lâm nghiệp, Đảng bộ, chính quyền huyện Như Thanh đã tập trung chỉ đạo Nhân dân bảo vệ và phát triển rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phục hồi môi trường sinh thái, phát triển rừng trồng gỗ lớn. Cả nhiệm kỳ huyện đã trồng được 7.029 ha rừng, trong đó trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn được 3.000 ha (có 682 ha rừng lim xanh).

Phát huy thế mạnh về địa hình, huyện Như Thanh đã xác định chăn nuôi là một trong những trọng điểm kinh tế mũi nhọn trên địa bàn. Những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo, lãnh đạo phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, mô hình trang trại, gia trại gắn với phát triển kinh tế đồi vườn, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới, chú trọng nâng cao thể trọng, chất lượng đàn con nuôi. Toàn huyện hiện có 333 trang trại, gia trại, trong đó 47 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sản xuất trang trại, gia trại đã giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 2.000 lao động thường xuyên và hơn 5.000 lao động thời vụ.

Bên cạnh đó, để khuyến khích các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, cá nhân phát triển sản xuất, kinh doanh, huyện đã thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhờ đó đã thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn ngày càng nhiều. Một số dự án điển hình đã và đang đi vào hoạt động như: Dự án nhà máy giầy dép xuất khẩu tại xã Hải Long; khu trung tâm thương mại; trường mầm non tư thục Nobel tại thị trấn Bến Sung; nhà máy bê tông Việt Nhật; trang trại chăn nuôi lợn ngoại tập trung tại xã Xuân Khang... Nhiều dự án đã được tỉnh chấp thuận đang bắt đầu triển khai thực hiện như: Dự án trang trại nông nghiệp công nghệ cao - trại gà thịt 4A tại xã Mậu Lâm; trang trại chăn nuôi lợn hậu bị công nghệ cao tại xã Thanh Tân; dự án cây cà gai leo công nghệ cao tại xã Cán Khê... Ngành nghề công nghiệp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: hàng may mặc xuất khẩu, khai thác phụ gia xi măng, sản xuất vật liệu xây dựng (đá các loại, bê tông tươi, gạch không nung), chế biến gỗ rừng trồng; giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2020 ước đạt 14 triệu USD, bằng 155,6% mục tiêu nghị quyết, tăng 7,4 triệu USD so với năm 2015. Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được quan tâm phát triển, một số nghề duy trì được sản xuất và thị trường tiêu thụ ổn định, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 đạt 730 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 93% so với dự toán và gấp 3,2 lần giai đoạn 2011 - 2015, đứng đầu các huyện miền núi. Công tác quản lý thu thực hiện đúng quy định; các nguồn thu được quản lý, khai thác triệt để, tận thu không để thất thu ngân sách.

Dấu ấn trong nhiệm kỳ vừa qua còn được thể hiện rõ ở vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền và sự nỗ lực của các tầng lớp Nhân dân trong thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Mỗi cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo Nhân dân thực hiện thành công các mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Trong đó, cán bộ, đảng viên là những người gương mẫu, nòng cốt đi đầu trong thực hiện, nhất là trong giải phóng mặt bằng, hiến đất làm đường, đóng góp ngày công. Đảng bộ coi trọng công tác tuyên truyền, vận động đảng viên nêu cao tinh thần quyết tâm, kiên trì thuyết phục, giải thích cho người dân hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của chương trình XDNTM. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Nhân dân, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào vốn đầu tư của Nhà nước, động viên người dân tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chủ động tham gia các phong trào ở địa phương. Từ những việc làm thiết thực, cụ thể, chương trình XDNTM được Nhân dân huyện Như Thanh nhiệt tình hưởng ứng. Tổng giá trị huy động trong 5 năm đạt 1.340 tỷ đồng; lũy kế trong 10 năm XDNTM đạt trên 2.200 tỷ đồng (trong đó huy động từ Nhân dân chiếm trên 61,5%). Nhiều lĩnh vực đạt kết quả nổi bật, trong đó tiêu chí về xây dựng giao thông nông thôn là điểm sáng trong toàn tỉnh. Đến nay, toàn huyện bình quân đạt được 16,93 tiêu chí/xã, trong đó có 11/16 xã (bằng 68,75%) và 71 thôn được công nhận đạt chuẩn NTM; giữ vững vị trí đứng đầu các huyện miền núi.

Song song với đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường. Trong đó, công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được duy trì bền vững. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được nâng lên rõ nét cả về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản lý. Có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cao tại các kỳ thi, hội thi, trong đó có học sinh, giáo viên đạt giải cấp quốc gia, đỗ thủ khoa vào các trường đại học. Chất lượng giáo dục Như Thanh luôn duy trì vị trí thứ 3/11 huyện miền núi. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển sâu rộng. Đặc biệt, đảng bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào xây dựng tổ dân cư văn hóa, gia đình văn hóa, tạo phong trào thi đua sôi nổi trong đông đảo các tầng lớp Nhân dân, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hoạt động của các tổ chức đoàn thể được đẩy mạnh. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước không ngừng được nâng lên. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được gắn kết chặt chẽ với việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Công tác tổ chức, cán bộ được đẩy mạnh. Công tác kiểm tra, giám sát được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời. Vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên đã củng cố thêm niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, phấn khởi thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, xây dựng cuộc sống mới. Với kết quả đó, nhiệm kỳ qua, Đảng bộ huyện có 4 năm được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Với những kết quả đã đạt được, cùng khí thế mới, quyết tâm mới trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện Như Thanh đề ra phương hướng chung đó là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; giữ vững khối đoàn kết thống nhất, tiếp tục đổi mới tư duy và phương thức lãnh đạo, nâng cao trách nhiệm, huy động sức mạnh tổng hợp tạo ra sự phát triển nhanh và toàn diện. Đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với sự phát triển chung của tỉnh và các vùng kinh tế động lực. Tạo chuyển biến rõ nét trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, thực hiện giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Như Thanh trở thành huyện NTM”.

Để hoàn thành được mục tiêu to lớn đó, trong 5 năm tới, Đảng bộ và Nhân dân huyện Như Thanh tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; XDNTM có kết cấu hạ tầng đồng bộ, không gian kiến trúc phù hợp, đảm bảo sự hài lòng của người dân, phấn đấu đến năm 2025 được công nhận là huyện NTM; tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình phát triển du lịch nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, phấn đấu đến năm 2025 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tính chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại, đưa Như Thanh trở thành một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh. Cùng với đó, huyện Như Thanh đã đề ra 3 khâu đột phá đó là: Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, thực hiện có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong lãnh đạo, quản lý và điều hành, giải quyết các công việc của đội ngũ cán bộ các cấp. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Để những mục tiêu, phương hướng trở thành hiện thực, mặc dù phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức, song phát huy truyền thống đoàn kết, nêu cao tinh thần tự chủ, sáng tạo, huy động hiệu quả sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, huyện Như Thanh quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đại hội đề ra.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]