(Baothanhhoa.vn) - Chiều 26-8, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử chủ trì hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Chiều 26-8, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử chủ trì hội nghị trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành địa phương.

Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Đồng chí Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Dự hội nghị có đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính Phủ; Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT); các đồng chí ủy viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.

Tại điểm cầu Thanh Hóa, tham dự có đồng chí Mai Xuân Liêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Theo báo cáo của Bộ TT&TT, năm 2019 chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trung bình của khối bộ, cơ quan ngang bộ là 0,82, tăng mạnh so với năm 2018. Tất cả các chỉ số thành phần trung bình đều tăng, trong đó chỉ số về hạ tầng kỹ thuật CNTT và ứng dụng CNTT tăng nhiều nhất. Điều này cho thấy, các bộ, cơ quan ngang bộ đã chú trọng hơn trong việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật và triển khai nhiều ứng dụng phục vụ phát triển Chính phủ điện tử. Đối với các cơ quan thuộc Chính phủ, chỉ số mức độ ứng dụng CNTT trung bình năm 2019 là 0,60 (năm 2018 là 0,55). Hầu hết các chỉ số thành phần trung bình đều tăng nhưng tăng không nhiều so với năm 2018.

Đối với các tỉnh, thánh phố trực thuộc Trung ương, chỉ số mức độ ứng dụng CNTT trung bình năm 2019 là 0,72 (năm 2018 là 0,65). Hầu hết các chỉ số thành phần trung bình đều tăng so với năm 2018. Thứ tự xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT khối tỉnh không có sự thay đổi nhiều, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ninh vẫn là 3 tỉnh, thành phố đứng đầu bảng xếp hạng. Một số tỉnh có sự thay đổi tích cực về vị trí xếp hạng là Sơn La, Bắc Ninh, Bắc Kạn, An Giang… Những tỉnh có sự thay đổi tích cực về vị trí xếp hạng chủ yếu do triển khai tốt các hạng mục ứng dụng CNTT, đặc biệt là đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Trong các chỉ số thành phần, chỉ số về hạ tầng kỹ thuật CNTT, ứng dụng CNTT và trang/cổng thông tin điện tử tăng nhiều nhất.

Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Đại diện Bộ Công an phát biểu tham luận tại hội nghị (Ảnh chụp màn hình).

Tại Thanh Hóa, để đẩy mạnh quá trình xây dựng chính quyền điện tử, Sở TT&TT đã tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành nhiều chỉ thị, quyết định, văn bản chỉ đạo nhằm thay đổi phương thức làm việc, điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng. Đặc biệt, để xây dựng nền tảng công nghệ phát triển chính quyền điện tử phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ điện tử, Sở TT&TT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt đề cương khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, dự kiến tháng 10-2020 sẽ hoàn thành xây dựng khung kiến trúc chính quyền điện tử phiên bản 2.0 của tỉnh. Ngoài ra, việc xây dựng, phát triển chính quyền điện tử còn được gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp; gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân.

Tham luận tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm mới, hiệu quả trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. Đồng thời kiến nghị, đề xuất một số vấn đề về nguồn vốn, cơ chế chính sách, hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ, nền tảng dịch vụ công trực tuyến… để Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh chụp màn hình).

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Xây dựng Chính phủ điện tử là vấn đề lớn, vấn đề mới, thúc bách để đưa đất nước phát triển. Thời gian qua, việc xây dựng Chính phủ điện tử đã đạt được một số kết quả tích cực, tuy nhiên quá trình triển khai vẫn còn những tồn tại, hạn chế.

Để đẩy nhanh quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Các bộ, ngành, địa phương phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, khắc phục chậm trễ, đẩy nhanh hơn tiến độ xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Bộ công an đẩy nhanh tiến độ xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân trình Chính phủ xem xét, ban hành trong năm 2020. Bộ TT&TT hoàn thiện dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Các bộ, ngành, các địa phương đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian giải quyết công việc. Hằng tháng, Bộ TT&TT thống kê số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thực hiện của từng bộ, ngành, địa phương để đôn đốc, nhắc nhở việc triển khai thực hiện. Về chính phủ số, Thủ tướng giao Bộ TT&TT chủ trì, quyết định tái đầu tư, đầu tư dịch vụ phát triển một số hạ tầng CNTT và hệ thống kỹ thuật số. Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt nghị định về kiện toàn, nâng cấp các đơn vị chuyên trách CNTT thành các đơn vị chuyên trách kỹ thuật số, hoàn thành vào tháng 12-2020. Trong thời gian chờ xây dựng và ban hành nghị định này, giao Bộ TT&TT xây dựng văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương chủ động bổ sung chức danh, nhiệm vụ và kiện toàn tổ chức đơn vị chuyên trách về CNTT thành các đơn vị chuyên trách về kỹ thuật số.

Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Đồng chí Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm yêu cầu các sở, ngành, các địa phương trong tỉnh cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh quá trình xây dựng chính quyền điện tử, phấn đấu xây dựng Thanh Hóa đứng trong tốp đầu cả nước về xây dựng chính quyền điện tử.

Tố Phương


Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]