(Baothanhhoa.vn) - Năm 2018, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Việt Nam ký kết thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018-2020, trên cơ sở đó, Trung ương Hội đã triển khai đến hội LHPN các tỉnh có vùng giáp biên trực tiếp khảo sát khó khăn, nhu cầu, nguyện vọng cần giúp đỡ của hội viên, phụ nữ để hỗ trợ, giúp đỡ theo hướng phát huy nội lực của phụ nữ và thế mạnh của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả hỗ trợ sinh kế cho hội viên, phụ nữ vùng biên

Năm 2018, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Việt Nam ký kết thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018-2020, trên cơ sở đó, Trung ương Hội đã triển khai đến hội LHPN các tỉnh có vùng giáp biên trực tiếp khảo sát khó khăn, nhu cầu, nguyện vọng cần giúp đỡ của hội viên, phụ nữ để hỗ trợ, giúp đỡ theo hướng phát huy nội lực của phụ nữ và thế mạnh của địa phương.

Hiệu quả hỗ trợ sinh kế cho hội viên, phụ nữ vùng biên

Chị Vi Thị Khăm, thôn Vịn, xã Bát Mọt (Thường Xuân) chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Cụ thể là tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh kế mang tính lâu dài như xây dựng mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế, hỗ trợ công cụ sản xuất, cây trồng, vật nuôi, phân bón, con giống, vay vốn, hỗ trợ các công trình dân sinh phục vụ đời sống của hội viên, phụ nữ biên giới...

Tại Thanh Hóa, Hội LHPN tỉnh đã ký kết và phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh triển khai thực hiện chương trình, đồng thời huy động các nguồn hỗ trợ thực hiện với phương châm trao cho người dân chiếc “cần câu”, hướng dẫn họ cách “câu” hiệu quả.

Chị Vi Thị Khăm, thôn Vịn, xã Bát Mọt (Thường Xuân), cho biết: Ngày được hỗ trợ 1 con lợn nái đen sinh sản, cả nhà vui mừng phấn khởi vì chưa bao giờ gia đình được hỗ trợ con giống để sản xuất. Trước đây cũng có nhiều đoàn giúp nhưng là cho vật dụng, cho gạo, nay Hội LHPN tỉnh, huyện về trao lợn nái đen sinh sản cho 15 hộ, mỗi hộ 1 con và còn hướng dẫn cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, ai cũng xúc động, vui mừng. Được trao con giống và tham gia tổ hợp tác (THT) chăn nuôi lợn nái đen sinh sản thôn Vịn, chị em trong THT thường xuyên chia sẻ, giúp nhau trong chăn nuôi và cùng nhau cố gắng thoát nghèo.

Thôn Vịn cách trung tâm xã Bát Mọt khoảng 20 km, giáp với tỉnh Nghệ An và nước bạn Lào nên đời sống người dân rất khó khăn, phụ nữ rất cần được hỗ trợ con giống, kỹ thuật để sản xuất, giảm nghèo. Mô hình nuôi lợn nái đen sinh sản là một trong những mô hình hỗ trợ sản xuất cho hội viên vùng biên đạt hiệu quả. Chị Lương Thị Chai, Chủ tịch Hội LHPN xã Bát Mọt cho biết: “Đến nay đã có 5/15 nái mẹ sinh sản được từ 5 đến 8 con/mẹ. Sau thời gian nuôi, lợn con đạt từ 8 đến 12 kg/con mỗi hộ sẽ tách đàn và chọn 2 con đẹp nhất trao cho hộ nghèo khác, còn lại hộ gia đình nuôi lớn nhân đàn, bán thịt tăng thu nhập”. Cũng với cách làm tương tự này, năm 2018 Hội LHPN huyện Thường Xuân đã vận động hỗ trợ 8 con bò cho phụ nữ nghèo và thành lập THT nuôi bò sinh sản cho phụ nữ xã Bát Mọt. Đến nay, Hội LHPN xã Bát Mọt đã có 3 THT do phụ nữ làm chủ với một mô hình nuôi lợn nái đen, hai mô hình nuôi bò.

Thăm mô hình nuôi dê của THT chăn nuôi dê bản Tứ Chiềng, xã Yên Khương (Lang Chánh), chúng tôi được chị Lò Thị Phong, thành viên THT phấn khởi cho biết: “Tháng 4 năm 2019, được trao 2 con dê sinh sản, gia đình tôi vui lắm. Bố mẹ chồng tôi già yếu, chồng bị liệt, một mình tôi chăm lo cho cả gia đình rất khó khăn. Sau khi nhận được dê hỗ trợ, gia đình tôi chăm sóc dê thật tốt. Hiện nay, đã có 1 con dê sinh sản được 3 con, còn một con đang có chửa”.

Theo chị Lò Thị Tương, Chủ tịch Hội LHPN xã Yên Khương, việc hỗ trợ con giống là phù hợp với tập quán chăn thả của hộ dân nên khi được hỗ trợ, các hội viên phụ nữ rất phấn khởi, tích cực chăm sóc đúng quy trình hướng dẫn. Xã được hỗ trợ 60 con dê sinh sản trao cho 30 hộ gia đình khó khăn và thành lập 2 tổ THT chăn nuôi dê sinh sản bản Xắng Hằng và bản Tứ Chiềng. Thực hiện mô hình này, các hộ không phải bỏ vốn đối ứng mua dê mà chỉ đối ứng tiền làm chuồng trại. Đến nay, cả 2 THT đã có thêm 9 hộ mua thêm 11 con dê để nuôi nhân đàn. Hiện đã có 6 hộ có dê sinh sản, bình quân 3 con dê/1 hộ.

Trên đây là hai trong số 6 mô hình Hội LHPN tỉnh vận động nguồn hỗ trợ hội viên vùng biên phát triển sản xuất, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên phụ nữ vùng biên giới, gồm: 1 THT nuôi lợn nái sinh sản bản Vịn (Bát Mọt), 2 THT nuôi dê sinh sản xã Yên Khương (Lang Chánh), 1 THT nuôi bò sinh sản xã Tam Thanh (Quan Sơn), 2 THT nuôi dê sinh sản xã Trung Lý và Quang Chiểu (Mường Lát). Cùng với hỗ trợ con giống, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp hội phối hợp với các đồn biên phòng, cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng chuyển giao khoa học – kỹ thuật, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ hội cơ sở, truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức về: Di cư lao động an toàn, tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới, phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, phòng chống mua bán người, ma túy, bạo lực gia đình... nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên về chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý thức cùng chung sức xây dựng và bảo vệ vùng biên.

Để có nguồn lực hỗ trợ sinh kế và tổ chức các hoạt động đồng hành cùng phụ nữ biên cương, ngay từ khi khởi động chương trình, Hội LHPN tỉnh đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong huy động nguồn lực xã hội hóa đạt tổng trị giá hơn 3 tỷ đồng, trong đó, có gần 1 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng các mô hình, còn lại là hỗ trợ thông qua tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tặng quà, vật dụng, xây mái ấm tình thương... Năm 2018, Hội LHPN tỉnh đã đồng hành hỗ trợ tại 5/16 xã biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh, gồm: Bát Mọt (Thường Xuân); Yên Khương (Lang Chánh); Tam Thanh (Quan Sơn); Trung Lý (Mường Lát); Hiền Kiệt (Quan Hóa), vượt 2 xã so với chỉ tiêu được giao. Năm 2019, Hội LHPN tỉnh tiếp tục phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, các đơn vị hỗ trợ ký kết thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại 2 xã Nhi Sơn, Quang Chiểu (huyện Mường Lát) nâng tổng số các xã thực hiện lên 7 xã. Với cách làm sâu sát cơ sở, bám sát thực tế từng hộ gia đình để hỗ trợ, giúp đỡ, chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đang tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa giúp nhiều hội viên vùng biên nâng cao chất lượng cuộc sống, cùng chung tay xây dựng và bảo vệ vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc.

Bài và ảnh: Lê Hà


Bài Và Ảnh: Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]