(Baothanhhoa.vn) - Một trong những mệnh đề được chọn đưa vào chủ đề Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là “phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân”.

Hiện thực khát vọng từ truyền thống văn hóa

Một trong những mệnh đề được chọn đưa vào chủ đề Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là “phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân”.

Hiện thực khát vọng từ truyền thống văn hóa

Để phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, góp phần nuôi dưỡng, hun đúc khát vọng thịnh vượng cần lựa chọn đầu tư nguồn lực, nhằm phát huy có trọng lực, trọng điểm các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng...

Đây là nội dung quan trọng, nhằm lấy sức mạnh nội sinh từ truyền thống văn hóa, lịch sử tốt đẹp của đất và người xứ Thanh làm động lực, truyền cảm hứng để những con người hiện tại vươn tầm cao mới, chinh phục những mục tiêu lớn hơn.

Từ yêu cầu này đặt ra và đòi hỏi chúng ta phải có sự quan tâm, đầu tư cho văn hóa nhiều hơn, thực sự xem văn hóa là nền tảng, động lực tinh thần cho sự phát triển của tỉnh.

Nhìn lại việc xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn Thanh Hóa thời gian qua cho thấy chúng ta đã có nhiều cách làm, tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa thật sự tương xứng với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng của xứ Thanh. Trong đó, nhiều giá trị nổi bật, phẩm chất tốt đẹp của con người Thanh Hóa chưa được khai thác và phát huy tốt nhất. Việc phát triển văn hóa chưa đặt ngang hàng với nhiệm vụ phát triển kinh tế như quan điểm chỉ đạo của Đảng, dẫn đến việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách cho văn hóa chưa đồng bộ, chưa phát huy được nhiều nguồn lực xã hội cho văn hóa.

Để phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, góp phần nuôi dưỡng, hun đúc khát vọng thịnh vượng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong chặng đường 5 năm tới và xa hơn, mỗi cấp ủy, chính quyền, cán bộ và người dân trong tỉnh phải chú trọng hơn nữa. Đặc biệt cần ban hành các cơ chế, chính sách chuyên biệt về văn hóa. Lựa chọn đầu tư nguồn lực, nhằm phát huy có trọng lực, trọng điểm các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, các làng nghề truyền thống tiêu biểu, điểm du lịch lớn...

Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra mục tiêu đến năm 2030 Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại, là một trong những trung tâm lớn về văn hóa của khu vực và cả nước. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ xã, phường, thị trấn, cơ quan đạt tiêu chí kiểu mẫu của tỉnh ở mức 20% trở lên.

Đây là yêu cầu, cũng là động lực, đòi hỏi mỗi cán bộ và người dân trong tỉnh phải nỗ lực đổi mới, sáng tạo hơn, đặc biệt là biết phát huy mạnh mẽ truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng của vùng đất và con người xứ Thanh vào nhiệm vụ của mình.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]