(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Sơn đặc biệt quan tâm. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

HĐND huyện Đông Sơn với hoạt động giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

HĐND huyện Đông Sơn với hoạt động giám sát công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Công nhân Công ty TNHH In Kyung Vina (xã Đông Ninh) trong ca sản xuất.

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể huyện Đông Sơn đặc biệt quan tâm. Từ đó, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn.

Thực hiện Nghị quyết 32/NQ-HĐND của HĐND huyện về chương trình hoạt động giám sát năm 2018; Kế hoạch số 01/QĐ-HĐND của Thường trực HĐND huyện về giám sát chuyên đề, Thường trực HĐND huyện Đông Sơn đã thành lập đoàn giám sát và tổ chức giám sát công tác dạy nghề cho LĐNT. Qua giám sát cho thấy, trong 3 năm qua (2016-2018), thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, toàn huyện đã mở được 23 lớp cho 730 lao động, trong đó nghề nông nghiệp 5 lớp với 175 lao động gồm các nghề: Trồng rau an toàn, chăn nuôi an toàn sinh học, tổ chức sản xuất và quản lý trang trại, vận hành và sửa chữa máy nông nghiệp; nghề phi nông nghiệp 18 lớp với 555 lao động đào tạo nghề may công nghiệp. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, các doanh nghiệp, các xã đã phối kết hợp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động LĐNT tham gia học nghề, công tác tuyển sinh và tổ chức các lớp học nghề tại địa phương, doanh nghiệp. Theo báo cáo của phòng lao động – thương binh và xã hội và phòng nông nghiệp huyện, đối với dạy nghề phi nông nghiệp, sau đào tạo có 90% lao động có việc làm, cụ thể là cung ứng nguồn lao động có tay nghề may cho Công ty May Phú Anh (xã Đông Anh); Công ty TNHH In Kyung Vina (xã Đông Ninh); Doanh nghiệp May Phương Xinh (xã Đông Nam); Công ty May Thụ Thương (xã Đông Minh). Đối với đào tạo nghề nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) trên 90% lao động có việc làm sau đào tạo. Đa số học viên sau khi học nghề đã áp dụng những kiến thức, kỹ năng được đào tạo và sản xuất, tự tạo việc làm, phát triển kinh tế trang trại, nâng cao thu nhập. Công tác đào tạo nghề cho LĐNT đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động và từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, đáp ứng mục tiêu xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua kết quả giám sát của HĐND huyện cho thấy, công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, cấp huyện và 3 xã giám sát (Đông Nam, Đông Yên và Đông Minh) đã thành lập ban chỉ đạo, tuy nhiên thành viên ban chỉ đạo của huyện, 3 xã hoạt động kiêm nhiệm, vì vậy một số thành viên ban chỉ đạo chưa có sự chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề trên địa bàn huyện còn thiếu, chưa có trang thiết bị làm việc và kiêm nhiệm nhiều mảng công việc do đó nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Công tác tuyên truyền về thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT và các chính sách liên quan đến đào tạo nghề còn hạn chế; việc điều tra, khảo sát người lao động trong độ tuổi có nhu cầu tham gia học nghề chưa đúng, vì vậy việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT hàng năm chưa sát với thực tế nhu cầu học. Công tác chủ trì, phối hợp giữa phòng lao động – thương binh và xã hội với các phòng, ban, ngành, UBND các xã để thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện chưa thường xuyên, chủ yếu do cơ sở đào tạo nghề và công ty may được ký hợp đồng mở lớp trực tiếp tổ chức dạy nghề và quản lý lớp học. Qua giám sát, khảo sát thực tế tại một số công ty, cơ sở may, một số học viên được tham gia học nghề cho thấy, hồ sơ học nghề của học viên ở một số lớp đào tạo nghề còn sai sót; thời gian dạy và học thực tế ở một số lớp chưa bảo đảm quy định; một số lao động được đào tạo nghề sai quy định. Cơ sở vật chất, điều kiện dạy nghề của trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên còn hạn chế, giáo viên đào tạo nghề của trung tâm còn thiếu vì vậy ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh và đào tạo nghề. Đào tạo nghề phi nông nghiệp chưa đa dạng, từ năm 2016 đến năm 2018 chỉ đào tạo một nghề may công nghiệp...

Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT, HĐND huyện đã kịp thời có những đề xuất, kiến nghị cụ thể. Đối với UBND huyện tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát các lớp dạy nghề cho LĐNT nhằm đảm bảo tổ chức các lớp đào tạo nghề đúng quy định; xem xét chấn chỉnh rút kinh nghiệm đối với các cơ quan tham mưu, quản lý Nhà nước và các đơn vị thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT chưa đúng kế hoạch và quy định. Đối với phòng lao động - thương binh và xã hội tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm sát đúng với nhu cầu học nghề của lao động trên địa bàn. Đối với UBND các xã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác dạy nghề cho LĐNT; tổ chức điều tra khảo sát, nắm chính xác về thực trạng nguồn lao động của địa phương, thống kê số lượng lao động có nhu cầu học nghề để báo cáo giúp cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề sát với tình hình thực tế của địa phương...

Thanh Huê


Thanh Huê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]