(Baothanhhoa.vn) - Là một trong những hộ nghèo của thôn, năm 2009 chị Nguyễn Thị Sâm, thôn Yên Thọ, xã Mậu Lâm (Như Thanh) đã mạnh dạn vay 15 triệu đồng vốn ngân hàng chính sách xã hội và 2 triệu đồng vốn của chi hội phụ nữ đầu tư chăn nuôi lợn nái, gà, ngan, vịt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gương sáng hội viên phụ nữ làm kinh tế giỏi

Là một trong những hộ nghèo của thôn, năm 2009 chị Nguyễn Thị Sâm, thôn Yên Thọ, xã Mậu Lâm (Như Thanh) đã mạnh dạn vay 15 triệu đồng vốn ngân hàng chính sách xã hội và 2 triệu đồng vốn của chi hội phụ nữ đầu tư chăn nuôi lợn nái, gà, ngan, vịt.

Nhiều hội viên phụ nữ nông thôn miền núi xã Sơn Thủy (Quan Sơn) đã mạnh dạn liên kết cùng nhau phát triển chăn nuôi gia súc.

Ban đầu chị chỉ dám nuôi số lượng ít, tiền vay được, chị dành dụm, đầu tư con giống và làm chuồng trại phòng dịch bệnh cẩn thận để chăm sóc tốt mới có lãi trả nợ và nhân đàn. Chị Sâm trăn trở: Làm nông thì phải chấp nhận rủi ro, nhưng nếu nỗ lực khắc phục và nhạy bén thì sẽ làm được. Mấy năm đầu chưa có kinh nghiệm sản xuất nên hiệu quả không cao, nhưng với quyết tâm của các thành viên trong gia đình, đến năm 2014 gia đình chị Sâm đã thoát nghèo với tổng diện tích trang trại hơn 1 mẫu, nuôi 3 con trâu, 2 con bò và gần 500 con lợn, gia cầm. Gia đình chị còn tự chế biến thức ăn chăn nuôi. Làm ăn có lãi, vợ chồng chị Sâm đầu tư mua các loại máy làm dịch vụ nông nghiệp, tạo việc làm cho từ 10 - 12 lao động nữ. Trừ chi phí, thu nhập hàng năm của gia đình đạt từ 150 triệu đến180 triệu đồng. Năm 2017, chị Sâm đã hỗ trợ 11 con lợn giống cho các phụ nữ nghèo trong chi hội.

Về xã Quảng Nham (Quảng Xương) chứng kiến sự đổi thay của người dân vùng biển càng hiểu thêm vai trò của người phụ nữ. Các chị không chỉ giữ lửa cho hạnh phúc gia đình mà còn nỗ lực tự thân vươn lên làm kinh tế khá, giỏi, sống chan hòa và trách nhiệm với cộng đồng. Trong số nhiều hội viên, phụ nữ trước đây thường ở nhà đợi chồng đi biển về thì nay, các chị đã chủ động vay vốn thông qua tổ chức hội LHPN xã đầu tư buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ, như: Làm nước mắm, đá lạnh, chế biến hải sản... có hội viên còn thành lập doanh nghiệp thủy, hải sản, tạo việc làm cho 50 lao động với mức thu nhập từ 2 đến 7 triệu đồng/người/tháng.

Nhiều năm trước đây còn tồn tại quan niệm: Phụ nữ chỉ làm nội trợ, chăm sóc gia đình... cuộc sống của hội viên, phụ nữ rất khó khăn. Xuất phát từ nghèo khó và được sự quan tâm, động viên của tổ chức hội, cấp ủy, chính quyền địa phương, nhiều hội viên phụ nữ nông thôn ngày nay đã mạnh dạn vay vốn làm kinh tế. Được tổ chức hội LHPN bồi dưỡng kiến thức và tín chấp vay vốn qua các kênh ngân hàng, các chương trình, dự án, đề tài khoa học, chuyển giao khoa học - kỹ thuật... nhiều hội viên, phụ nữ đã mạnh dạn tham gia sản xuất và mở rộng sản xuất các ngành nghề. Qua phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”... các cơ sở hội đã linh hoạt, sáng tạo giúp nhau bằng nhiều hình thức, như: Ngày công, con giống, thực hành tiết kiệm tạo môi trường thuận lợi cho hội viên vươn lên sản xuất, thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Những điều kiện thuận lợi trên đã giúp nhiều hội viên, phụ nữ nông thôn khởi nghiệp đi lên, mặc dù các chị chưa qua đào tạo các trường lớp, nhưng đa phần phụ nữ nông thôn rất chịu khó học hỏi từ trong thực tiễn đã mạnh dạn áp dụng vào công việc đạt hiệu quả. Tiêu biểu, như các chị: Hà Thị Phui - dân tộc Thái, xã Tén Tằn (Mường Lát) phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, cây ăn quả, truyền nghề dệt thổ cẩm truyền thống; Nguyễn Thị Thu, xã Bãi Trành (Như Xuân) với mô hình trồng 26 ha cây keo lấy gỗ và 2 ha cây bưởi Diễn, bưởi da xanh; Lương Thị Luyến, xã Cổ Lũng (Bá Thước) chăn nuôi vịt đặc sản Cổ Lũng có thu nhập khoảng 82 triệu đồng/năm.

“Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”, rất nhiều hội viên, phụ nữ được chồng và các thành viên trong gia đình ủng hộ nên đã mở rộng quy mô sản xuất và trở thành chủ cơ sở, doanh nghiệp, trang trại... không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương và giúp đỡ nhiều hộ gia đình nghèo khác có điều kiện sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh, hiện nay các cấp hội đã xây dựng 192 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ; hỗ trợ 175 hộ phụ nữ khởi sự kinh doanh (thành lập mới 137 doanh nghiệp nữ); giúp 163.460 lượt phụ nữ nghèo về vốn, giống, ngày công trị giá trên 165 tỷ đồng...

Có thể khẳng định, những năm qua các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã bám sát chủ trương của Đảng, vận dụng linh hoạt, hiệu quả trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đã khơi dậy tinh thần tự chủ, ý thức vươn lên của hội viên, phụ nữ nông thôn, giúp họ bứt phá vươn lên, mạnh dạn làm kinh tế thoát nghèo và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội.


Bài và ảnh: Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]