(Baothanhhoa.vn) - Trong một lần trò chuyện với anh Nguyễn Văn Thi, phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa), được nghe câu chuyện về những ngày anh Thi tái hòa nhập cộng đồng khiến tôi thật cảm động và hiểu hơn về vai trò của những cựu chiến binh (CCB).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giúp người lầm lỗi hoàn lương

Giúp người lầm lỗi hoàn lương

Đại diện lãnh đạo Hội Cựu chiến binh TP Thanh Hóa và phường Nam Ngạn thăm hỏi người lầm lỗi được giúp đỡ.

Trong một lần trò chuyện với anh Nguyễn Văn Thi, phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa), được nghe câu chuyện về những ngày anh Thi tái hòa nhập cộng đồng khiến tôi thật cảm động và hiểu hơn về vai trò của những cựu chiến binh (CCB).

Năm 2014, sau thời gian chấp hành án phạt tù, anh Thi được trở về với gia đình. Ngày về, trong anh mang theo không ít mặc cảm với quá khứ lầm lỗi của mình. Giữa lúc khó khăn vì việc làm không có, cán bộ, hội viên CCB phường Nam Ngạn đã đến thăm hỏi, động viên, giúp anh vượt qua tất cả. Được sự tư vấn và giúp đỡ của CCB phường, anh Thi đã tìm được công việc phù hợp là bán bánh mỳ buổi sáng để phụ vợ lo cho gia đình. Sau nhiều năm bán đồ ăn sáng, cuộc sống hiện tại của gia đình anh Thi khá ổn định.

Câu chuyện của anh Thi chỉ là một trong nhiều trường hợp được các cấp hội CCB TP Thanh Hóa giúp đỡ thành công. Thực hiện mô hình “CCB tham gia cảm hóa, giúp đỡ người được phục hồi quyền công dân”, Hội CCB TP Thanh Hóa đã phối hợp với công an thành phố chỉ đạo công an và hội CCB cơ sở trực tiếp nhận quản lý, giúp đỡ từng đối tượng cụ thể. Hàng quý, chi hội CCB cùng với công an khu vực đánh giá, nhận xét quá trình rèn luyện, phấn đấu của các đối tượng. Căn cứ mức độ phấn đấu sẽ tham mưu với chủ tịch UBND phường, xã đề nghị xóa án tích. Sau khi xây dựng xong mô hình, 2.718 hội viên CCB trên địa bàn thành phố đã nhận đăng ký giúp đỡ 684 người lầm lỗi có mặt tại địa phương. Nhiều hội CCB cơ sở đã có những cách làm sáng tạo trong thực hiện mô hình như thành lập “Tổ giúp nhau vượt khó”, nhận tín chấp với ngân hàng chính sách cho vay vốn, vận động doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tạo việc làm cho người được phục hồi quyền công dân, đưa đối tượng ra báo cáo kết quả tiến bộ trước hội nghị khu dân cư... Sau gần 3 năm triển khai, đã có 175 người được hỗ trợ tạo việc làm, thu nhập ổn định từ 4-5 triệu đồng/tháng; 397 người được Nhân dân trong khu dân cư công nhận tiến bộ; 292 người được xóa án tích.

Cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi là công việc không hề đơn giản bởi hầu hết họ đều mặc cảm, tự ti trước sự phân biệt, kỳ thị, đối xử của mọi người. Thế nhưng, bằng sự tâm huyết và trách nhiệm, cán bộ, hội viên CCB huyện Thọ Xuân đã khắc phục mọi trở ngại để hoàn thành tốt công việc. Nhiều tổ CCB đã không quản ngày hay đêm, chủ động tiếp cận với người lầm lỗi, gần gũi, động viên, giúp họ làm lại cuộc đời. Thực hiện mô hình tổ “3 trên 1” (tức 3 hội viên hội CCB sống gần nhau sẽ trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đỡ 1 người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư), các thành viên trong tổ đã gặp gỡ những người lầm lỗi để tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ, từ đó động viên, khích lệ và khơi dậy những điều tốt đẹp, giúp họ từng bước xóa bỏ mặc cảm vươn lên tái hòa nhập cộng đồng. Anh Đỗ Ngọc Phúc, xã Xuân Hòa là một trong những người lầm lỗi được tổ “3 trên 1” giúp đỡ tiến bộ. Trước đây do gây ra tai nạn giao thông dẫn tới hậu quả chết người nên anh bị tòa án nhân dân huyện xử 36 tháng án treo. Được hội viên CCB tổ “3 trên 1” giúp đỡ, chính quyền xã tạo điều kiện cho thuê đất sản xuất và vay vốn đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng đóng gạch không nung, cuộc sống của gia đình anh Phúc dần ổn định. Hiện nay, gia đình anh không chỉ có “của ăn của để” mà còn tạo việc làm ổn định cho hơn 10 lao động trong vùng với mức lương từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng. Sau nhiều năm hoạt động, mô hình tổ “3 trên 1” của Hội CCB huyện Thọ Xuân đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi hoàn lương. Toàn huyện đã thành lập được 421 tổ “3 trên 1” với 1.263 hội viên CCB tham gia. Với tình thương và trách nhiệm của mình, các thành viên trong tổ “3 trên 1” đã giúp đỡ hơn 300 người lầm lỗi tiến bộ, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.

Năm 2015, Hội CCB huyện Đông Sơn cũng đã triển khai thí điểm mô hình “3 trên 1” ở xã Đông Nam và đến năm 2016 nhân rộng ra tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Để tạo được sức lan tỏa cho mô hình, Hội CCB huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để hội viên và Nhân dân nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm trong việc tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa những người lầm lỗi tại địa phương. Hội CCB cơ sở thành lập 148 tổ quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi với hơn 440 hội viên tham gia. Xác định đây là công việc khó và nhạy cảm, mỗi hội viên CCB đã sáng tạo, mềm dẻo, khéo léo trong cách tiếp cận, cảm hóa từng đối tượng. Đã có hơn 100 người lầm lỗi được hội viên CCB giúp đỡ tái hòa nhập cộng đồng. Đây là việc làm mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mỗi gia đình mà còn giúp cho địa phương có thêm những công dân tốt.

Với nhiều mô hình như “Giáo dục, cảm hóa người được đặc xá, tha tù”, “Cai nghiện tại cộng đồng và gia đình”, “Tổ CCB tham gia phòng chống tệ nạn ma túy”..., nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Hội CCB tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017-2022, các cấp hội CCB trong tỉnh đã nhận giáo dục, cảm hóa 2.509 đối tượng vi phạm pháp luật. Cảm hóa, giúp đỡ người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng cần một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ. Vì vậy, các cấp hội CCB trong tỉnh tiếp tục đưa hoạt động này thành việc làm thường xuyên, gắn với sơ kết, tổng kết, nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến để ngày càng có thêm nhiều người lầm lỗi được giúp đỡ thành công.

Tố Phương


Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]