(Baothanhhoa.vn) - Bất cập xung quanh việc học, thi và sử dụng các văn bằng, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ thời gian qua đã được đề cập trên nhiều diễn đàn cũng như đưa ra thảo luận sôi nổi tại kỳ họp Quốc hội gần đây.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giúp cởi bỏ áp lực cho cán bộ

Bất cập xung quanh việc học, thi và sử dụng các văn bằng, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ thời gian qua đã được đề cập trên nhiều diễn đàn cũng như đưa ra thảo luận sôi nổi tại kỳ họp Quốc hội gần đây.

Giúp cởi bỏ áp lực cho cán bộ

Ảnh minh họa.

Do công chức, viên chức bị áp lực phải có đủ văn bằng, chứng chỉ như một tấm “giấy thông hành” để bước vào cơ quan Nhà nước hoặc xem xét đề bạt, bổ nhiệm, dẫn đến nở rộ tình trạng cán bộ đi học giả nhưng lại nhận chứng chỉ thật. Đây là vấn nạn xã hội gây bức xúc trong dư luận, cũng chính là một nỗi lo về sự xuống cấp đạo đức cán bộ nếu tiếp tục để tình trạng này kéo dài.

Qua thông tin báo chí và dư luận xã hội được biết từng có những cán bộ, giáo viên ở vùng khó khăn vì để đảm bảo sự tồn tại đã phải xuống thành phố tìm cách học tiếng Anh “cấp tốc” với mức chi phí không hề dễ chịu chút nào.

Tính hình thức và sự lãng phí của các văn bằng, chứng chỉ này còn được chỉ ra rõ ràng nhất thông qua việc giáo viên hợp đồng ở một số địa phương dù đáp ứng được các chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học, nhưng lại công khai từ chối thi vào biên chế vì khẳng định nếu thi mình sẽ trượt như báo chí đã nêu.

Văn bằng, chứng chỉ là điều kiện cần, nhưng không nên máy móc, quá lệ thuộc vào đó, bởi như thế rất dễ nảy sinh tiêu cực, gian dối trong việc học và thi. Cũng không nên để mặt trái của yêu cầu này tạo ra kẽ hở cho người không có năng lực chuyên môn nhưng lại chạy chọt trang bị đủ các loại chứng chỉ để thăng tiến, và ngược lại người có chuyên môn tốt nhưng vì không muốn phải đi “cửa sau” để có những chứng chỉ dẫn đến không được bổ nhiệm, sử dụng đúng mức.

Trả lời chất vấn trước Quốc hội gần đây nhất, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã thừa nhận tình trạng phiền hà của văn bằng, chứng chỉ và nhận khuyết điểm vì để vấn nạn chứng chỉ làm khổ công chức, viên chức nhiều năm qua.

Mới đây Bộ Nội vụ đã ban hành kế hoạch xây dựng 5 nghị định để trình Chính phủ trong tháng 4-2020, thay thế các nghị định liên quan đã ban hành trước đó, bao gồm: Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức; Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức; Nghị định quy định về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định quy định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc xây dựng các văn bản này phải giảm thiểu thủ tục hành chính.

Dù vẫn còn trong thời gian chờ đợi, nhưng có thể xem đây là tín hiệu mừng giúp nhiều công chức, viên chức cởi bỏ áp lực phải lệ thuộc vào văn bằng, chứng chỉ, từ đó có thể chuyên tâm nhiều hơn cho công tác chuyên môn.

Tuệ Vũ


Tuệ Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Đàm Văn Sâm - 13:30 29/02/20

 Trả lời

Hoan hô bộ trưởng. Đây mới là đổi mới thực sự. Nhiều công chức nghèo nhưng ko có đủ tiền để học các bằng cấp chứng chỉ nên ko đủ điều kiện bổ nhiệm, nhiều công chức ko đủ năng lực nhưng lại có đủ bằng cấp chứng chỉ nên vẫn phải bổ nhiệm.

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]