(Baothanhhoa.vn) - Với cách làm sáng tạo, những năm qua, phong trào tuổi trẻ Thanh Hóa thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng đã có sức lan tỏa rộng khắp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp

Lãnh đạo tỉnh trao giải nhất cho thí sinh đạt thành tích xuất sắc tham gia cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên” do Tỉnh đoàn tổ chức.

Với cách làm sáng tạo, những năm qua, phong trào tuổi trẻ Thanh Hóa thi đua lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng đã có sức lan tỏa rộng khắp.

Theo đánh giá của Tỉnh đoàn: Chương trình đồng hành với thanh niên khởi, lập nghiệp được các cấp bộ đoàn tập trung đẩy mạnh, triển khai thực hiện bằng những hình thức, cách làm cụ thể, như: Tích cực triển khai Đề án “Bí thư Chi đoàn tiên phong khởi nghiệp”, Đề án “hỗ trợ thanh niên công nhân”, cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN)”; hỗ trợ giúp đỡ thanh niên trong việc giới thiệu quảng bá, xây dựng thương hiệu đạt chuẩn OCOP về các sản phẩm do thanh niên phát triển, sản xuất... Bên cạnh đó, các đơn vị tích cực trong việc hướng dẫn cơ sở thành lập các tổ hợp tác và HTX thanh niên để được tham gia vay vốn phát triển kinh tế từ các đề án, chương trình phát triển kinh tế do đoàn thanh niên quản lý. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tích cực trong tham mưu đề xuất và được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt sửa đổi Đề án Chương trình tín dụng ưu đãi khởi nghiệp trong ĐVTN giai đoạn 2020 – 2022 với tổng nguồn vốn vay là 50 tỷ đồng. Việc triển khai các nguồn vốn vay đã góp phần giúp ĐVTN giải quyết khó khăn về vốn, đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển trang trại, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Đồng thời, tạo điều kiện khích lệ, động viên thanh niên khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển sản xuất và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Từ việc sử dụng tốt nguồn vốn, nhiều mô hình phát triển kinh tế do thanh niên làm chủ đã đạt hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều lao động địa phương, tiêu biểu như các mô hình: Nuôi gà ri lai thương phẩm của gia đình anh Lò Văn Thế, bản Xắng và gia đình anh Lữ Xuân Mai, bản Muông, xã Yên Khương (Lang Chánh); trang trại tổng hợp của gia đình anh Lữ Văn Nâm, bí thư chi đoàn bản Thủy Sơn, xã Sơn Thủy (Quan Sơn); trang trại tổng hợp của gia đình anh Phạm Văn Châu, bí thư chi đoàn thôn Thanh Sơn, xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc...

Còn nhớ, cách đây vài năm thanh niên huyện Mường Lát vẫn còn e ngại trong việc vay vốn ưu đãi thì nay họ đã mạnh dạn hơn trên con đường lập thân, lập nghiệp. Thông qua chương trình vốn vay ưu đãi, ĐVTN huyện Mường Lát đã khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, đầu tư phát triển kinh tế rừng, trang trại, chăn nuôi... Hiện nay, toàn huyện tổng dư nợ vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện do kênh đoàn thanh niên quản lý trên 40 tỷ đồng, với 27 tổ tiết kiệm và vay vốn, cho trên 1.046 hộ vay. Nguồn vốn này đã góp phần hình thành và tiếp sức cho nhiều mô hình sản xuất như: Trồng rừng, chăm sóc rừng luồng, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm... do ĐVTN làm chủ hộ phát triển có hiệu quả. Đa số thanh niên được hưởng lợi từ nguồn vốn này đều có ý thức cao trong việc sử dụng vốn đúng mục đích, trả lãi đúng định kỳ. Cùng với nguồn vốn vay trên, Ban Thường vụ Huyện đoàn Mường Lát đã rà soát, tổng hợp danh sách 27 đồng chí bí thư, phó bí thư chi đoàn trên toàn huyện có nhu cầu vay vốn khởi nghiệp gửi Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và đã được phê duyệt 5 mô hình giúp thanh niên được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Là cầu nối giúp ĐVTN vay vốn, tạo việc làm, phát triển kinh tế, trong những năm qua, Huyện đoàn Thọ Xuân đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho khoảng 2.000 ĐVTN vay vốn, thành lập trên 60 tổ tiết kiệm và vay vốn, tổng dư nợ đạt gần 30 tỷ đồng. Hầu hết các ĐVTN sau khi được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đã đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, giải quyết việc làm... Đơn cử, như mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp của hộ thanh niên Trịnh Đình Cường, bí thư chi đoàn Trường THPT Thọ Xuân 4. Không chỉ là một thầy giáo, bí thư chi đoàn năng nổ, mà anh Cường còn sở hữu cả cơ ngơi khang trang với trị giá kinh tế hàng trăm triệu đồng. Chia sẻ khó khăn trong những ngày đầu vay vốn lập nghiệp, anh Trịnh Đình Cường, cho biết: Cùng với số tiền tiết kiệm, Cường được hỗ trợ vay thêm hơn 200 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, cây trồng. Có vốn, có kiến thức Cường đã đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình trang trại tổng hợp. Đến nay, gia đình Cường đã cải tạo hơn 2 ha đất bỏ hoang thành vườn cam, bưởi trồng xen canh ổi, kết hợp nuôi 2.000 con gà thả vườn, trâu, bò.

Cũng như các Huyện đoàn Mường Lát, Thọ Xuân tại các huyện Nga Sơn, Quan Sơn, Tĩnh Gia, Hậu Lộc, Quảng Xương... sau hơn 5 năm triển khai, đến nay hầu hết các huyện đoàn đã thực hiện hiệu quả chương trình hỗ trợ thanh niên vay vốn. Từ nguồn vốn này, nhiều thanh niên đã vươn lên thoát nghèo và có thu nhập khá.

Trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò của ĐVTN trong việc phát triển kinh tế tại địa phương, Tỉnh đoàn tiếp tục chỉ đạo các cấp bộ đoàn, hội trên địa bàn tỉnh định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ cho ĐVTN phát triển rộng rãi mô hình kinh tế tập thể với nhiều hình thức, quy mô và trình độ khác nhau trong các ngành, các lĩnh vực; đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương, giới thiệu gương người tốt, việc tốt..., giúp các ĐVTN có thêm kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng, làm theo; duy trì, phát triển và nhân rộng các mô hình, tổ hợp tác thanh niên làm ăn có hiệu quả...

Lê Phượng


Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]