(Baothanhhoa.vn) - Chiều 10/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Trà Vinh đã thảo luận tại tổ, cho ý kiến vào dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); các báo cáo của Chính phủ về sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và kết quả 3 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa góp ý về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Chiều 10/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Nam, Trà Vinh đã thảo luận tại tổ, cho ý kiến vào dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); các báo cáo của Chính phủ về sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và kết quả 3 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh. Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa góp ý về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi)

ĐBQH Mai Văn Hải phát biểu tại tổ.

Tham gia góp ý về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các ĐBQH nhất trí cao với sự cần thiết ban hành Luật với những lý do đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Bên cạnh đó, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực công tác chuẩn bị, chủ động, sẵn sàng của cơ quan chủ trì soạn thảo đã kịp thời bám sát Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có giải pháp “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới” để thể chế hóa các chủ trương của Đảng vào dự thảo Luật.

Tham gia góp ý, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng đối với chính quyền ở phường quy định thực hiện theo chế độ thủ trưởng chính là chủ tịch UBND phường, tuy nhiên trong dự án Luật nhiều chỗ quy định chưa có sự thống nhất giữa UBND phường và chủ tịch UBND phường. Vì vậy, cần rà soát hết lại đối với những phường thực hiện theo chế độ thủ trưởng là chủ tịch UBND phường.

ĐBQH Mai Văn Hải đồng tình về vấn đề Thường trực HĐND thành phố được thực hiện giải quyết một số công việc giữa 2 kỳ họp; đồng thời cần mạnh dạn hơn nữa trong giao quyền cho Thường trực HĐND thành phố để thực hiện một số nhiệm vụ, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND giữa 2 kỳ họp. HĐND thành phố cần được phép quyết định đến việc chi nguồn ngân sách chi thường xuyên cho các chương trình, dự án mà không thực hiện theo quy định đầu tư công. Cần quy định rõ đối với việc huy động các nguồn lực tài chính, ngân sách cho sự phát triển Thủ đô.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa góp ý về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi)

ĐBQH Cầm Thị Mẫn phát biểu tại tổ.

Góp ý về hồ sơ dự án Luật, ĐBQH Cầm Thị Mẫn, ĐBQH chuyên trách thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, qua nghiên cứu tài liệu cho thấy, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã rất tích cực phối hợp để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, nhất là đã bổ sung các quy định tại 3 dự thảo Nghị định, 7 Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội và 3 Quyết định của UBND TP Hà Nội kèm theo được thể hiện rất chi tiết. Điều đó một lần nữa cho thấy cả cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra đều rất nỗ lực, nghiêm túc tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để kịp thời hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội.

ĐBQH Cầm Thị Mẫn cũng đề nghị chỉnh lý quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 của dự án Luật theo hướng không dẫn chiếu Luật Xử lý vi phạm hành chính mà dẫn đến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho phù hợp.

Đề nghị cân nhắc quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính gồm: ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy đã bị lập biên bản vi phạm hành chính hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính, tại điểm b Khoản 2 Điều 34 dự án Luật. Đề nghị cân nhắc quy định này vì việc ngừng cung cấp điện, nước không chỉ ảnh hưởng đến người vi phạm mà còn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến các cá nhân khác không vi phạm hành chính nhưng ở trong công trình, cơ sở, sản xuất, kinh doanh vi phạm. Việc ngừng cung cấp điện nước phải được thực hiện theo các hợp đồng kinh tế, dân sự. Do đó, đề nghị cân nhắc việc hành chính hóa các quan hệ dân sự...

Tham gia góp ý về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), các ĐBQH thống nhất cao với sự cần thiết ban hành dự án Luật; đồng thời góp ý, bổ sung một số nội dung nhằm đảm bảo luật được xây dựng chặt chẽ và sát thực tiễn để thuận lợi trong quá trình thực hiện khi luật ban hành, có hiệu lực.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]