(Baothanhhoa.vn) - Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử vô giá kết tinh tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh, trí tuệ, trách nhiệm, tâm nguyện của một lãnh tụ cả đời vì nước, vì dân, không màng tới danh lợi bản thân. Từ biệt thế giới này, Bác không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Di chúc là Quốc bảo chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi, nhằm xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Di chúc – Sự kết tinh tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử vô giá kết tinh tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh, trí tuệ, trách nhiệm, tâm nguyện của một lãnh tụ cả đời vì nước, vì dân, không màng tới danh lợi bản thân. Từ biệt thế giới này, Bác không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Di chúc là Quốc bảo chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi, nhằm xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Di chúc – Sự kết tinh tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh xuyên suốt trongDi chúc là độc lập dân tộc và CNXH. Từ những giá trị tinh thần truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân tộc như đoàn kết, anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù, Bác khẳng định quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi cuối cùng với một niềm tin nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam - Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Đó là một điều chắc chắn.

Thắng giặc Mỹ, chuẩn bị mọi việc để thống nhất Tổ quốc phải kinh qua gian khổ hy sinh, nhưng mới chỉ là bước đầu. Điều quan trọng nhất là “Còn non, còn nước, còn người/ Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”; là xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh.

Nhận thức thấu suốt của Bác là thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều. Xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn là một cuộc chiến đấu khổng lồ, chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Những công việc phải làm là rất to lớn, nặng nề và phức tạp mà cũng là rất vẻ vang. Vì vậy, nhiệm vụ xuyên suốt là Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt, sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót, sai lầm. Phải khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế. Phát triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ giáo dục. Củng cố quốc phòng. Trồng cây gây rừng... Tóm lại, Đảng phải phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Đây chính là đặc trưng bản chất của CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Là một nước trải qua nhiều năm chiến tranh, gắn với những yếu tố đặc thù về lịch sử, văn hóa, con người, Di chúc cho thấy CNXH theo đặc điểm Việt Nam, một kiểu CNXH nhân văn, thực hiện chiến lược con người, để xây dựng một xã hội thật sự của con người, do con người và vì con người; thực hiện chính sách xã hội, công bằng xã hội, tiến bộ và phát triển xã hội. Di chúc khẳng định đầu tiên là công việc đối với con người, từ thương binh liệt sĩ; cha mẹ, vợ con của thương binh liệt sĩ; những chiến sĩ trẻ tuổi trong lực lượng vũ trang đến phụ nữ, đồng bào nông dân và cả những nạn nhân của chế độ xã hội cũ. Di chúc bàn đến các hạng người không chỉ là tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, mà quan trọng là cấp “cần câu” bằng cách mở lớp dạy nghề thích hợp, cho đi học thêm các ngành, các nghề, đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó chính là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi CNXH ở nước ta. Quan điểm đó cùng với muôn vàn tình thân yêu của Bác dành cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng, cả các đồng chí, bầu bạn, thanh niên nhi đồng quốc tế, thể hiện một chủ nghĩa nhân văn sâu nặng.

Độc lập dân tộc và CNXH trong Di chúc kết tinh lại ở điều mong muốn cuối cùng của Bác là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Muốn thực hiện được mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH thì việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng với những nội dung quan trọng như phải thật sự thấm nhuần và thực hành đạo đức cách mạng; thực hành dân chủ rộng rãi; thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình trên tinh thần đồng chí thương yêu lẫn nhau là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng; là bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vừa có phẩm chất đạo đức cách mạng vừa có tài năng; là đoàn kết với các Đảng và các nước anh em.

Đạo đức Hồ Chí Minh không tách rời tư tưởng của Bác. Lôgíc đạo đức cách mạng theo quan điểm của Bác là bắt đầu từ lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những tính tốt như cần, kiệm, liêm, chính, nhân, nghĩa, trí, dũng ngày càng thêm. Như vậy, cốt lõi của đạo đức cách mạng là chí công vô tư, tức là đặt lợi ích của cách mạng, của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Có được điều đó sẽ thực hiện tốt các phẩm chất đạo đức khác.

Hiểu như vậy để thấy rằng toàn bộ Di chúc toát lên tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức với nội dung cốt lõi là suốt đời hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Đến lúc phải từ biệt thế giới này, Người vẫn tiếc không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Phải có cái nhìn thấu suốt như vậy mới cảm nhận được giá trị và ý nghĩa to lớn của Di chúc.

Tuy nhiên, Di chúc vẫn có những đoạn viết cụ thể cho thấy tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác. Đoạn viết về Đảng cầm quyền, chỉ rõ mối quan hệ giữa quyền lực với đạo đức với tinh thần xuyên suốt là có quyền thì phải thật sự thấm nhuần và thực hành đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Đoạn viết về sau khi Người qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân. Đấy là phẩm chất “kiệm”. Ngay cả đoạn viết “trên mả không nên có bia đá tượng đồng” cho thấy Bác chống bệnh sùng bái cá nhân, tránh xa vòng danh lợi. Về tấm gương đạo đức, có một chi tiết rất đáng chú ý. Đó là bản Di chúc 1 trang năm 1969 được Bác viết ở mặt sau tờ Tin tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam ngày 3-5-1969. Một lần nữa, tư tưởng và tấm gương tiết kiệm của Bác lại thấm đẫm trong Di chúc.

Phong cách Hồ Chí Minh bao gồm phong cách tư duy, phong cách hoạt động thực tiễn và trong sinh hoạt đời thường. Di chúc, ở những mức độ khác nhau, cho thấy các biểu hiện phong cách đó của Bác.

Về phong cách tư duy, toàn bộ Di chúc mang sinh khí, hơi thở đổi mới. Với tầm nhìn xa trông rộng; một tâm thế ung dung, thư thái, lạc quan, thanh thản, nhẹ nhàng, trong thời gian ác liệt nhất của cuộc chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ gây ra, Bác viết mấy lời để lại như một lá thư dặn dò các thế hệ tiếp theo hướng tới tương lai, xây dựng các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội vì một nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh.

Cách viết Di chúc của Bác hết sức đặc biệt. Cứ vào dịp sinh nhật hàng năm, từ ngày 10-5 đến ngày 19-5, từ năm 1965 đến 1969 - trừ năm 1967 Bác đi chữa bệnh nước ngoài - mỗi ngày Bác chỉ dành đúng một giờ đồng hồ “tuyệt đối bí mật”, tức là ít người biết, không ảnh hưởng đến ai và công việc chung của cách mạng, để viết những lời để lại. Cứ thế, bình thường, đều đặn như không có gì xảy ra. Trên thế giới có lẽ không có ai ngoài Bác viết một tài liệu gọi là Di chúc mà lại để mừng sinh nhật. Theo thế giới, Hồ Chí Minh là một nhân vật đặc biệt, kỳ lạ, hiếm thấy, trở thành huyền thoại ngay khi còn sống, thì có lẽ phong cách viết Di chúc của Bác là một minh chứng.

Trong phong cách làm việc có phong cách dân chủ. Theo Bác, dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng. Phong cách dân chủ là một trong những nét đặc sắc nhất trong Di chúc khi Bác khẳng định để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi, cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân.

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là sự hòa quyện, thống nhất, gắn bó mật thiết với nhau. Tư tưởng được thể hiện qua đạo đức và phong cách. Phong cách và đạo đức lại hàm chứa những tư tưởng lớn. Bài viết phác thảo mấy nét lớn nhằm khẳng định học tập và làm theo Di chúc của Bác cũng chính là đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

PGS.TS Bùi Đình Phong


PGS.TS Bùi Đình Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]