(Baothanhhoa.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1629/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1629/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp

Một góc TP Thanh Hóa hôm nay.

Theo đó, đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa sẽ trở thành tỉnh công nghiệp, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại; phù hợp với tình hình thực tế và xu thế phát triển của vùng, quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế.

Nội dung lập Quy hoạch gồm phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Thanh Hóa; xác định và lựa chọn phương án phát triển, phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội; phương hướng phát huy tiềm năng, lợi thế, đặc thù của tỉnh, như: Vùng đô thị Thanh Hóa - Sầm Sơn, vùng công nghiệp - Khu KT Nghi Sơn, vùng công nghiệp Bỉm Sơn - Thạch Thành, vùng công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, vùng nông lâm nghiệp Tây Thanh Hóa, vùng không gian biển. Đồng thời nghiên cứu xác định phương án phát triển các hành lang kinh tế của tỉnh: Hành lang Bắc - Nam (các Quốc lộ 1A, 10, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường sắt Bắc - Nam); hành lang Đông - Tây (các Quốc lộ 47, 45, 217, 15A).

Bên cạnh đó, nghiên cứu xác định các quan điểm, mục tiêu và phương án quy hoạch các đô thị trung tâm giữ vai trò là cực tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, bao gồm: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn; các đô thị: Nghi Sơn, Thọ Xuân, Lam Sơn – Sao Vàng và Ngọc Lặc gắn với chuỗi đô thị dọc đường Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phương án phát triển Cảng quốc tế Nghi Sơn kết nối với nước CHDCND Lào, các nước tiểu vùng sông Mê Kông và cả nước, nhất là các lỉnh vùng Tây Bắc, các tỉnh Nam sông Hồng và các tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ.

Về các nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội phải đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên.

Đồng thời phải đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.

Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm sinh kế biền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Quy hoạch được lập dựa trên phương pháp tiếp cận tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực, đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại.

Xem toàn văn Quyết định số 1629/QĐ-TTg tại đây.

PV


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]