(Baothanhhoa.vn) - Truyền thống lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển, với nhiều thành tựu đặc biệt nổi bật, đã đưa sự nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) thực sự trở thành động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn tới, sự nghiệp KH&CN và ĐMST phải bứt phá hơn nữa, góp phần cùng cả tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58-NQ/TW  của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước”!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành KH&CN thanh hóa (17-10-1960 - 17-10-2020)

Để nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ thực sự trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội

Để nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ thực sự trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội

Lãnh đạo Vụ Phát triển KH&CN địa phương, Bộ KH&CN và lãnh đạo Sở KH&CN kiểm tra mô hình trồng cam công nghệ cao tại huyện Thọ Xuân. Ảnh: Trần Hằng

Truyền thống lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển, với nhiều thành tựu đặc biệt nổi bật, đã đưa sự nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) thực sự trở thành động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn tới, sự nghiệp KH&CN và ĐMST phải bứt phá hơn nữa, góp phần cùng cả tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước”!

Sau 5 năm triển khai khâu đột phá về “Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020; ngành KH&CN đã khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế hiện có, từng bước đưa KH&CN và ĐMST thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đóng góp của hoạt động KH&CN cho tăng trưởng kinh tế GRDP thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016-2020 ước đạt 38,56% tăng cao so với giai đoạn 2011-2015. Năng lực KH&CN của tỉnh được nâng cao: Hệ thống tổ chức KH&CN công lập được tổ chức, sắp xếp lại và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng, đào tạo nhân lực theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động; nhân lực KH&CN của tỉnh tăng về số lượng, chất lượng (toàn tỉnh hiện có 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học, tăng 8% so với năm 2015); Thành lập Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, Trung tâm Đào tạo chuyển giao công nghệ thông tin, các phòng thí nghiệm, thử nghiệm của cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn LAS/VILAS hoặc tiêu chuẩn ngành theo quy định; hình thành được một số nhóm chuyên gia KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế và công nghệ thông tin; doanh nghiệp KH&CN của tỉnh phát triển đột phá (hiện tại tỉnh đã có 28 doanh nghiệp KH&CN đang hoạt động, đứng thứ ba toàn quốc).

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KH&CN được đẩy mạnh, chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả; đã chuyển giao và ứng dụng thành công nhiều quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các kỹ thuật mới, phức tạp trong khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh. Các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được phê duyệt và triển khai tăng cao về số lượng và quy mô kinh phí hỗ trợ của Trung ương, tạo điều kiện cho việc huy động nguồn kinh phí xã hội hóa cho hoạt động KH&CN (có 33 nhiệm vụ cấp quốc gia, gấp hơn 2,3 lần so với giai đoạn 2011-2015). Chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và Giải thưởng KH&CN Thanh Hóa lần đầu tiên được ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả đã thực sự khuyến khích đội ngũ trí thức, nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp tích cực nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao, đổi mới dây chuyền công nghệ thiết bị sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có lợi thế của tỉnh theo chuỗi giá trị (có 50 sản phẩm địa phương được xây dựng tiêu chuẩn và được bảo hộ về sở hữu trí tuệ; 100% dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường được thẩm định công nghệ theo quy định; 36/36 cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, 27/27 UBND cấp huyện, 100% UBND xã, phường, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 trong hoạt động).

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện khâu đột phá về “Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” trong nhiệm kỳ 2015-2020 còn một số hạn chế, yếu kém. Trong đó, việc triển khai cụ thể hóa khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII thành chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch còn chậm, do đó, một số nhiệm vụ lớn mang hàm lượng KH&CN cao, có tính đột phá không đủ thời gian để triển khai thực hiện. Đóng góp của hoạt động KH&CN cho tăng trưởng kinh tế GRDP thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vẫn còn thấp (mới bằng mức trung bình cả nước) ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ứng dụng KH&CN phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh còn chậm, chưa tạo lập và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông sản, thực phẩm lợi thế của tỉnh theo chuỗi giá trị quy mô lớn. Chưa xây dựng được Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng, Khu Nông nghiệp công nghệ cao thị trấn Thống Nhất và vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao dọc tuyến đường Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó là tiềm lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động KH&CN tuy đã được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là vấn đề phát huy, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực KH&CN, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN (số cán bộ nghiên cứu khoa học của tỉnh chỉ đạt 3,5 người/1 vạn dân, thấp hơn so với cả nước đạt 7,05 người/1 vạn dân). Còn thiếu nhân lực KH&CN có trình độ cao, chuyên sâu, nhất là các chuyên gia về công nghệ. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phần lớn ở mức trung bình trở xuống, tỷ lệ dây chuyền sản xuất có công nghệ hiện đại chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 15,6%). Quỹ phát triển KH&CN trong các doanh nghiệp và quá trình đổi mới công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp còn chậm.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Một số cấp ủy đảng, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa thực sự chủ động và sáng tạo để nâng cao vị thế, vai trò để KH&CN và ĐMST thật sự trở thành then chốt, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, là ngành kinh tế tổng hợp, là công cụ quan trọng góp phần đáng kể vào thực hiện hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho KH&CN, nhất là Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập nên chưa thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh cho hạ tầng cơ sở và chưa thu hút được vốn đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm có hàm lượng KH&CN cao. Công tác xã hội hóa các hoạt động KH&CN còn hạn chế. Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư có hàm lượng KH&CN cao, giá trị gia tăng lớn. Vẫn thiếu các doanh nghiệp KH&CN lớn có vai trò đầu tàu, dẫn dắt. Nguồn lực đầu tư cho KH&CN còn thấp, chưa đáp ứng thực tế; trung bình 5 năm, chi từ ngân sách tỉnh cho KH&CN đạt hơn 0,57% tổng chi ngân sách tỉnh. Chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút vốn của xã hội đầu tư cho KH&CN. Cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH&CN đầu tư cho KH&CN và ĐMST còn chưa đủ sức hấp dẫn (trừ một số doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính tương đối mạnh, phần lớn các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn để đổi mới công nghệ - thiết bị).

Để KH&CN thực sự trở thành một khâu đột phá cho phát triển, trong giai đoạn 2021-2025, ngành KH&CN tiếp tục tập trung trí tuệ phấn đấu đưa KH&CN và ĐMST thật sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh và hiện đại vào năm 2030. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất đời sống. Chủ động, tích cực ứng dụng các công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ tiên tiến, để tạo đột phá trong phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh là chế biến chế tạo, du lịch, nông nghiệp, y tế, đô thị hóa và cơ sở hạ tầng.

Theo đó, một số nội dung chủ yếu sẽ được tập trung, bao gồm: đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tạo sự đột phá trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, nông nghiệp, y dược, công nghiệp chế biến - chế tạo, môi trường, hoạt động của chính quyền các cấp. Tập trung thu hút các dự án sản xuất, kinh doanh sản phẩm có hàm lượng KH&CN cao, gắn với ứng dụng một số công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0 trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Nâng cao năng lực KH&CN của tỉnh cả về cơ sở vật chất, nhân lực và vốn đầu tư.

Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, các giải pháp chủ yếu được đề ra là: Đẩy nhanh việc kiện toàn các tổ chức KH&CN thông qua việc nâng cấp, sắp xếp lại hợp lý cơ cấu đội ngũ, nhân lực theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chức KH&CN, các phòng thí nghiệm, thử nghiệm theo hướng tập trung, dùng chung, không chồng chéo chức năng nhiệm vụ của từng ngành. Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế trụ cột của tỉnh. Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các dự án đầu tư có hàm lượng KH&CN cao. Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng KH&CN, đổi mới công nghệ - thiết bị, sớm rà soát, xây dựng chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025 ngay sau đại hội, để đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Tập trung ươm tạo, hình thành các doanh nghiệp KH&CN lớn có vai trò đầu tàu, dẫn dắt. Thúc đẩy hình thành thị trường KH&CN, tăng kinh phí đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; đẩy mạnh việc giao quyền sở hữu, quyền sử dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu có sử dụng ngân sách của Nhà nước cho cơ quan chủ trì nhiệm vụ KH&CN hoặc tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Từ đó, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung - cầu về công nghệ, các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN; bố trí tăng thỏa đáng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của tỉnh cho thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh; đối ứng nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, hỗ trợ nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở nhằm cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt hàng về KH&CN của các ngành, các cấp.

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho KH&CN, trong đó ưu tiên đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao, khu phần mềm tập trung, tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để từng bước hình thành một số cụm liên kết các ngành công nghiệp phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh, đẩy mạnh hoạt động của sàn giao dịch công nghệ tỉnh Thanh Hóa để hỗ trợ hoạt động mua - bán công nghệ và thiết bị. Khuyến khích việc thành lập và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nghiên cứu thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm của tỉnh để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích thành lập các quỹ phát triển KH&CN trong doanh nghiệp để tăng nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động KH&CN.

Nguyễn Ngọc Túy

Giám đốc Sở KH&CN Thanh Hóa


Nguyễn Ngọc Túy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]