(Baothanhhoa.vn) - Chiều 15-5-2019, đoàn công tác của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và hoạt động của Trường chính trị tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn chặt với yêu cầu thực tiễn công tác

Chiều 15-5-2019, đoàn công tác của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và hoạt động của Trường chính trị tỉnh.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn chặt với yêu cầu thực tiễn công tác

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng phát biểu tại buổi làm việc.

PGS, TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, chủ trì buổi làm việc. Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Lương Trọng Thành, Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; lãnh đạo Vụ các Trường Chính trị; Vụ Quản lý khoa học; đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và Văn phòng Tỉnh ủy.

Năm 2018, tỉnh Thanh Hóa đã cử 219 cán bộ đi học cao cấp chính trị, 44 cán bộ học hoàn chỉnh kiến thức để cấp bằng cao cấp chính trị, hơn 3.700 học viên trung cấp chính trị. Cùng với đó, hơn 24.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo quản lý, kiến thức kỹ năng chuyên ngành và vị trí việc làm. Riêng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trong năm 2018 đã mở được 144 lớp, với trên 14.000 học viên. Đồng chí Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Lương Trọng Thành khẳng định: Việc được đặt ở một tỉnh có dân số đông thứ 3 cả nước, có nhiều đơn vị hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đông đảo; luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các ngành, các cấp quan tâm, hỗ trợ, là những điều kiện hết sức thuận lợi để nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ, trở thành một trong những trường chính trị cấp tỉnh hàng đầu cả nước về quy mô, chất lượng đào tạo.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn chặt với yêu cầu thực tiễn công tác

Đồng chí Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Lương Trọng Thành báo cáo tại buổi làm việc.

Với mục tiêu lấy chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn là trung tâm; đổi mới công tác quản lý là then chốt; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học viên là khâu đột phá; xây dựng môi trường kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, từ nay đến năm 2020, Trường Chính trị tỉnh đã đề ra 5 mục tiêu chủ yếu. Bên cạnh đó, nhà trường cũng kiến nghị với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và lãnh đạo tỉnh một số vấn đề liên quan đến công tác phối hợp nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và giao trực tiếp chủ trì các đề tài khoa học cấp tỉnh về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; về công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị... để nhà trường biên tập thành tài liệu, sách chuyên khảo, tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn chặt với yêu cầu thực tiễn công tác

Đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó nêu lên những bất cập trong các quy định về bằng cấp, chương trình đào tạo, chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cảm ơn và đánh giá cao sự quan tâm, phối hợp và tạo điều kiện của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đối với tỉnh Thanh Hóa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định: Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn xem công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm, mang tính chiến lược trong công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh. Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên trong cả nước có quy định về xây dựng và công nhận trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố đạt chuẩn. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy ghi nhận, biểu dương những kết quả hoạt động của Trường Chính trị tỉnh trong những năm qua, đồng thời đề nghị nhà trường cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường tính thực tiễn, xiết chặt kỷ cương, kỷ luật trong giảng dạy và học tập. Đặc biệt, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải gắn liền với yêu cầu thực tiễn, không chạy theo số lượng...

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn chặt với yêu cầu thực tiễn công tác

Đồng chí PGS,TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu kết luận buổi làm việc.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí PGS, TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung; công tác xây dựng, phát triển Trường Chính trị tỉnh nói riêng. Đồng chí gợi ý 6 nhóm vấn đề trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa cần quan tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, trong đó nhấn mạnh đến việc cần phải tranh thủ tốt các lợi thế và sự ủng hộ của tỉnh; đồng thời phải chăm lo xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên phải chủ động cập nhật kiến thức đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác cán bộ trong thời gian tới.

Đối với các kiến nghị, đề xuất tại buổi làm việc, PGS, TS Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ghi nhận và yêu cầu các đơn vị chức năng trực thuộc Học viện tiếp thu, nghiên cứu và tham mưu phương án xử lý theo thẩm quyền.

Phan Nga


Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]