(Baothanhhoa.vn) - Ngày 19 - 11, UBND tỉnh Thanh Hóa đã họp phiên thường kỳ tháng 11 - 2020 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, đề ra kế hoạch và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, đề ra kế hoạch, giải pháp cho năm 2021

Ngày 19 - 11, UBND tỉnh Thanh Hóa đã họp phiên thường kỳ tháng 11 - 2020 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, đề ra kế hoạch và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, đề ra kế hoạch, giải pháp cho năm 2021

Toàn cảnh phiên họp.

Tại kỳ họp, UBND tỉnh nghe báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2020, thảo luận kế hoạch đầu tư công năm 2021; Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước, chi ngân sách địa phương năm 2020; Dự toán thu ngân sách Nhà nước, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2021 cùng một số nội dung quan trọng khác.

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, đề ra kế hoạch, giải pháp cho năm 2021

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng chủ trì phiên họp.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham gia phiên họp có các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh, đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy và Văn phòng UBND tỉnh.

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, đề ra kế hoạch, giải pháp cho năm 2021

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày báo cáo.

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, kế hoạch và các giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2021.

Theo đó, năm 2020, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong 27 chỉ tiêu năm 2020, có 22 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh đạt 6,08%, là mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây, nhưng là mức tăng trưởng khá trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ. Trong đó, lĩnh vực nông - lâm - thủy sản tăng 3,02%, công nghiệp - xây dựng tăng 10,33%, dịch vụ tăng 1,8%, thuế sản phẩm tăng 2,63%.

Về thu ngân sách Nhà nước, năm 2020 toàn tỉnh thu ước đạt 28.967 tỷ đồng, bằng mức dự toán, trong đó thu nội địa ước đạt 18.320 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu ước đạt 10.647 tỷ đồng.

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, đề ra kế hoạch, giải pháp cho năm 2021

Đại diện Sở Tài chính báo cáo tình hình thu - chi ngân sách và kế hoạch phân bổ ngân sách năm 2021.

Cùng với đó, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh tiếp tục được cải thiện. Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2020 ngay sau khi Chính phủ công bố hết giãn cách xã hội, với tổng vốn thu hút đầu tư và ký cam kết đầu tư vào tỉnh lên đến gần 15 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 155 dự án đầu tư trực tiếp với tổng vốn đăng ký 21.241 tỷ đồng và 333 triệu USD.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, nhưng tỉnh đã huy động vốn đầu tư phát triển cả năm 2020 ước đạt 157.000 tỷ đồng, đạt kế hoạch và tăng 30,5% cùng kỳ.

Nhiều dự án lớn, quan trọng đã được khởi công, khánh thành, trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh, như: Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn, Nhà máy Sản xuất sợi dệt kết hợp vùng nguyên liệu gai ở huyện Cẩm Thủy, Nhà máy Chế biến sữa gạo lứt giàu protein và Nhà máy Chế biến nước dinh dưỡng tế bào mía tại huyện Thọ Xuân; khởi công Dự án Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn, khởi công đường nối TP Thanh Hóa đi Cảng Hàng không Thọ Xuân, Tổ hợp Nhà máy Xi măng Đại Dương, Cảng Tổng hợp Quang Trung tại Khu Kinh tế Nghi Sơn…

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến rõ nét. Hoạt động thông tin - tuyên truyền đã tập trung cao và tuyên truyền có hiệu quả về tình hình dịch bệnh COVID-19, các sự kiện quan trọng của tỉnh. Đặc biệt Ngành Y tế đã chủ động tham mưu, triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, không để lây lan thứ phát ra cộng đồng và được xếp vào nhóm các tỉnh, thành phố “có nguy cơ thấp” trong đợt dịch bệnh COVID-19. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã chủ động triển khai hình thức dạy học qua Internet và trên truyền hình, điều chỉnh kế hoạch thay đổi thời gian dạy và học khá hợp lý trong thời kỳ dịch bệnh…

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, đề ra kế hoạch, giải pháp cho năm 2021

Đại diện Sở Y tế thảo luận các vấn đề liên quan.

Tại phiên họp, các đại biểu đã phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, đưa ra 7 nhóm hạn chế, yếu kém cần phải nhìn nhận để đúc rút kinh nghiệm.

Về các chỉ tiêu phát triển năm 2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư đưa ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 11,5% trở lên; toàn tỉnh có thêm 2 huyện, 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; thành lập mới 3.000 doanh nghiệp trở lên; 76,4% số trường học trên địa bàn đạt chuẩn Quốc gia; 90% dân số được tham gia bảo hiểm y tế; 86% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý…

Các đại biểu cũng đưa ra và thống nhất 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2021.

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, đề ra kế hoạch, giải pháp cho năm 2021

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng phát biểu kết luận phiên họp.

Phát biểu kết luận nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng ghi nhận những nỗ lực của các cấp, các ngành, đơn vị trong năm qua; đồng thời nhấn mạnh những kết quả nổi bật mà tỉnh đạt được.

Theo đó, trong tình hình khủng hoảng do dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu cũng như trong nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành và toàn bộ hệ thống chính trị đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, hoàn thành mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá so với cả nước.

Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn tăng 12,3% cùng kỳ, nhiều sản phẩm chủ lực như sữa, dầu ăn, các sản phẩm lọc hóa dầu… vẫn tăng cao. Thành quả đáng ghi nhận khác là thu hút đầu tư gặt hái được nhiều thành công, với nhiều dự án lớn được khởi công trong năm. Tỉnh cũng tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư lớn nhất từ trước đến nay với tổng vốn đăng ký đầu tư và ghi nhớ đầu tư lên đến gần 15 tỷ USD. Công tác thu ngân sách vẫn đạt mục tiêu dự toán đề ra, từ đó tỉnh dành được nguồn lực đáng kể cho đầu tư phát triển. Thanh Hóa cũng chính là địa phương giải ngân vốn đầu tư công thuộc nhóm dẫn đầu cả nước, có tiến độ nhanh.

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, tỉnh đã giải quyết cơ bản bài toán quá tải tại các bệnh viện; giáo dục đạt được nhiều thành tích; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện khá tốt. UBND tỉnh cũng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp. Lĩnh vực quốc phòng – an ninh, an toàn xã hội được giữ vững và bảo đảm; tình hình tai nạn giao thông giảm…

Về những hạn chế, yếu kém, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cơ bản thống nhất với quan điểm của Sở kế hoạch và Đầu tư cũng như các ý kiến tại phiên họp. Tuy nhiên, cần bổ sung một số yếu kém hiện hữu, cần khắc phục liên quan đến xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao; yếu kém trong giải quyết khiếu nại tố cáo tại một số địa phương, mà điển hình là huyện Thiệu Hóa.

Với các kế hoạch, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng yêu cầu cần làm rõ thêm những dự báo về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và trong nước để có phương án cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp. Theo đồng chí, năm 2021 là năm đầu triển khai Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị, cũng là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XIX nên có ý nghĩa quan trọng cho cả giai đoạn tới. Về chỉ tiêu tăng trưởng, đồng chí đề nghị hạ mục tiêu tăng trưởng 11,5% xuống còn 11% trở lên. Đây cũng là con số hợp lý bởi tuy vẫn còn ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng trong năm 2021, Thanh Hóa vẫn có nhiều dự án lớn còn dư địa phát triển, nhiều nhà máy lớn khác sẽ đi vào hoạt động, điển hình như dây chuyền 3 của hà máy Xi măng Long Sơn.

Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra trong năm 2021, đồng chí đề nghị UBND tỉnh và các ngành liên quan phải rà soát lại các cơ chế chính sách, xây dựng một số cơ chế, chính sách mới, phù hợp với những điều kiện mới. Phải sớm phê duyệt được quy hoạch tỉnh, xây dựng được giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, xử lý hồ sơ văn bản trên môi trường mạng, có chính sách khuyến khích ứng dụng thông tin vào nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, cần tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh cũng như các ngành kinh tế.

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, phải tập trung phòng chống dịch bệnh COVID-19, không chủ quan. Cùng với đó, phải thực hiện hiệu quả việc thay đổi một số sách giáo khoa, tăng cường dạy ngoại ngữ, trùng tu các di tích theo hướng ưu tiên những di tích gắn với phát triển du lịch; tiếp tục giải quyết có hiệu quả những vấn đề đang bức xúc như: vệ sinh môi trường, khai thác khoáng sản, an toàn thực phẩm…

Cần chú trọng hơn nữa công tác cải cách hành chính ở các cấp, các ngành, đơn vị trong tỉnh; phát huy hơn nữa vai trò Trung tâm Hành chính công tỉnh Thanh Hóa; sớm ban hành chính sách phát triển khoa học công nghệ làm động lực phát triển lâu dài…

Ngoài nội dung lớn nói trên, phiên họp cũng thông qua các báo cáo: Kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh năm 2020, trọng tâm công tác chỉ đạo điều hành năm 2021 của Văn phòng UBND tỉnh; tình hình thực hiện đầu tư công năm 2020, kế hoạch thực hiện đầu tư công năm 2021; các báo cáo về thu nhân sách Nhà nước, chi ngân sách địa phương năm 2020 và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2021.

Với các nội dung này, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng cơ bản thống nhất. Trên cơ sở các ý kiến góp ý tại phiên họp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính bổ sung thêm một số số liệu và các nội dung vào các báo cáo; xem lại một số chỉ tiêu về huy động vốn đầu tư năm 2021 cho sát với thực tế.

Ngày 20 – 11, phiên họp tiếp tục ngày làm việc thứ 2 với nhiều nội dung quan trọng khác.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]