(Baothanhhoa.vn) - Ngọc Lặc là huyện cửa ngõ giao lưu về phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện miền núi phía Tây với vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa. Địa hình Ngọc Lặc chủ yếu là đồi núi thấp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp tập trung quy mô lớn. Những năm gần đây, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Ngọc Lặc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảng bộ huyện Ngọc Lặc lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Đảng bộ huyện Ngọc Lặc lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Mô hình trồng cam Canh của gia đình anh Lương Văn Tưởng, làng Đức Thịnh, xã Kiên Thọ cho thu nhập cao.

Ngọc Lặc là huyện cửa ngõ giao lưu về phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện miền núi phía Tây với vùng đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa. Địa hình Ngọc Lặc chủ yếu là đồi núi thấp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp tập trung quy mô lớn. Những năm gần đây, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Ngọc Lặc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa.

Qua giới thiệu của phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đến thăm gia đình anh Lê Văn Nam, ở thôn Thọ Phú, xã Kiên Thọ: Sau hơn 20 năm gắn bó với cây mía nguyên liệu, thực hiện chủ trương của địa phương về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ cuối năm 2016, anh Nam đã bắt đầu tìm hiểu, từng bước đưa một số loại cây ăn quả có múi vào trồng trên diện tích đất mà gia đình anh đang nhận khoán. Cho đến thời điểm hiện tại, gia đình anh Nam đã có hơn 1.000 gốc cam, bưởi, chanh đào... mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Cũng như anh Nam, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, gia đình anh Lương Văn Tưởng đã chuyển đổi mô hình sang trồng cây cam Canh. Với diện tích 0,3 ha, gia đình anh đầu tư 300 triệu đồng, sau 4 năm chăm sóc đến nay 500 cây/700 cây đã cho thu hoạch với thu nhập khoảng 450 triệu đồng.

Những năm gần đây, đảng ủy xã đã chỉ đạo UBND xã Kiên Thọ tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi lựa chọn những loại cây con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận những mô hình, cách làm hay, hiệu quả kinh tế cao, UBND xã đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tổ chức cho các hội viên, đoàn viên và nhân dân tham quan, học hỏi mô hình ở những địa phương trong và ngoài tỉnh để từ đó áp dụng vào từng thôn trong xã. Thông qua việc tham quan các mô hình, đảng ủy, UBND xã đã có cơ chế khuyến khích cán bộ, đảng viên và bà con nông dân tiên phong trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống mới vào triển khai thí điểm. Hiện tại, ngoài cây chanh dây, nhiều gia đình ở Kiên Thọ cũng phát triển nhiều cây trồng mới như chanh tứ quý, sắn dây, bưởi Diễn, cam...

Nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên cùng một diện tích, trong những năm qua huyện Ngọc Lặc đã tập trung chỉ đạo các địa phương trên địa bàn huyện đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đề ra về: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Để thực hiện tốt chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện, nhất là ở các địa phương không chủ động được nguồn nước tưới như: Mỹ Tân, Thạch Lập, Cao Ngọc, Ngọc Sơn..., huyện đã chỉ đạo các xã thực hiện nhiều giải pháp, như: Tu sửa, nâng cấp hệ thống hồ, đập và kênh mương thủy lợi; định kỳ hàng năm thực hiện nạo vét, khơi thông các tuyến kênh, mương. Khi có nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp các xã tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng. Đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi 228 ha đất 1 vụ lúa thành 2 vụ lúa, cho thu nhập bình quân đạt 83 triệu đồng/ha/năm; chuyển đổi hơn 400 ha đất 1 vụ lúa mùa sang trồng 2 vụ màu và 1 vụ lúa, thu nhập bình quân đạt 86 triệu đồng/ha/năm; chuyển đổi 570 ha đất 1 vụ lúa sang trồng 1 vụ lúa và 1 vụ màu, thu nhập bình quân đạt 63 triệu đồng/ha/năm Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã và đang tập trung chuyển đổi đất mía, ngô có đất dốc cao kém hiệu quả kinh tế sang trồng sắn và cây lâm nghiệp... Diện tích chuyển đổi tập trung ở các xã Ngọc Liên, Phùng Minh, Quang Trung... Ở những diện tích chưa chủ động được nước tưới, huyện chỉ đạo các xã chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn, như: Trồng gấc, chanh leo, chanh đào ở xã Quang Trung; trồng dứa ở các xã Cao Thịnh, Ngọc Trung, Lộc Thịnh; trồng sắn dây ở xã Ngọc Liên, Ngọc Sơn... Theo đánh giá của huyện Ngọc Lặc, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020, trong số 29 chỉ tiêu chủ yếu có 28 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vẫn chưa rõ nét, chưa có loại cây chủ lực, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện.

Để phát huy tốt lợi thế về điều kiện tự nhiên, trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền huyện Ngọc Lặc tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó tập trung phát triển các loại cây có giá trị cao gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, duy trì vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng; giảm diện tích đất trồng lúa không chủ động được nguồn nước và diện tích trồng mía năng suất, hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có giá trị hiệu quả cao hơn như: Tăng diện tích trồng ngô dầy làm thức ăn chăn nuôi; hình thành khu vực trồng cây ăn quả xuất khẩu tại các xã: Nguyệt Ấn, Kiên Thọ, Phùng Giáo...; xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tại các xã: Thúy Sơn, Quang Trung, Ngọc Khê...; vùng trồng hoa tại các xã: Lam Sơn, Minh Sơn, Kiên Thọ...; phát triển sản xuất cây gai xanh phục vụ nhà máy sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy để hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao dọc đường Hồ Chí Minh và các xã phía Nam của huyện để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, khả năng cạnh tranh cao.

Minh Hiếu


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]