(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, thông qua việc xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh đã đem lại những hiệu quả thiết thực, giúp đồng bào các dân tộc tích cực tham gia phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dân vận khéo góp phần phát triển kinh tế ở miền núi

Dân vận khéo góp phần phát triển kinh tế ở miền núi

Một buổi tuyên truyền pháp luật tại thôn Thống Nhất, xã Luận Thành (Thường Xuân).

Trong những năm qua, thông qua việc xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” trên địa bàn các huyện miền núi xứ Thanh đã đem lại những hiệu quả thiết thực, giúp đồng bào các dân tộc tích cực tham gia phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Rất nhiều mô hình “Dân vận khéo” với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút sự tham gia của người dân. Ví như hệ thống dân vận các cấp ở huyện Quan Sơn đã phát huy vai trò, vị trí của mình, cùng với cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể coi trọng việc nắm bắt tình hình nhân dân, tích cực tuyên truyền, vận động và tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng... Từ đó, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua yêu nước do Trung ương, tỉnh, huyện phát động được các tầng lớp nhân dân trong huyện đồng tình hưởng ứng. Điển hình như khối dân vận ở các xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Nhờ đó, đời sống nhân dân được cải thiện. Nhiều mô hình kinh tế mang lại thu nhập cao, như: Nuôi gà ri bản địa tại bản Sỏi, xã Sơn Lư; cá rô phi đơn tính, gà lai chọi tại bản Ngàm, xã Trung Thượng; nuôi dê kết hợp nuôi gà ri bản địa tại khu II, thị trấn Quan Sơn; nuôi bò sinh sản tại xã Sơn Thủy; nuôi dê, lợn, chim bồ câu, vịt tại các xã Sơn Hà, Sơn Lư, Sơn Điện, Trung Tiến... Hay như xã Phú Nghiêm (Quan Hóa) đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong tập hợp, vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh bền vững. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được nhân dân trong xã xây dựng như: Nuôi cá ở bản Ka Me, trồng bưởi ở bản Đồng Tâm và bản Vinh Quang. Không chỉ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các cây, con mới vào sản xuất, nhân dân trong xã còn chú trọng phục tráng, thâm canh rừng luồng, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của loài cây được xem là chủ lực của địa phương. Nhờ vậy, đời sống vật chất, tinh thần của người dân xã Phú Nghiêm đã được nâng lên đáng kể, với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 13,76%. Với tinh thần tự nguyện chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), nhân dân trong xã đã đóng góp hơn 7 tỷ đồng để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng; bê tông hóa được 7,8 km đường giao thông; hiến gần 7.000m2 đất, 35.000 cây luồng, cây ăn quả...

Tại xã Mường Chanh (Mường Lát) phong trào “Dân vận khéo” đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được yêu cầu, nhiệm vụ và quyền lợi của mình trong xây dựng NTM, từ đó người dân thấy được xây dựng NTM là xây dựng đời sống mới cho chính mình, dân làm, dân hưởng thụ. Đến nay, xã Mường Chanh đã đạt 9/19 tiêu chí NTM. Trong công tác bảo vệ đường biên, cột mốc, đồng bào cùng tham gia phối hợp, nhất là đội ngũ cán bộ cốt cán, già làng, trưởng bản, người có uy tín. Nhờ đó, khu vực biên giới luôn bảo đảm an toàn, ổn định, chủ quyền lãnh thổ được giữ vững...

Thực tiễn công tác “Dân vận khéo” ở các huyện miền núi xứ Thanh là kinh nghiệm quý, cần tổng kết nhân rộng, tạo sự lan tỏa, nhân lên sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi tỉnh ta.

Xuân Minh


Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]