(Baothanhhoa.vn) - Ngày 2-8, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để cho ý kiến vào dự thảo Quy chế đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cho ý kiến vào dự thảo Quy chế đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân và nhiều nội dung quan trọng khác

Ngày 2-8, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để cho ý kiến vào dự thảo Quy chế đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và nhiều nội dung quan trọng khác.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị. Minh Hiếu

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện các Ban Trung ương Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh.

Dự thảo Quy chế đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Đảng đoàn Ủy ban MTTQ tỉnh chuẩn bị. Dự thảo Quy chế có 4 chương, 17 điều, nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả. Trong đó có các nội dung chính: Mục đích đối thoại, nguyên tắc đối thoại, phương pháp đối thoại, nội dung, hình thức và quy trình đối thoại. Theo đó, chủ thể đối thoại với nhân dân là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Nội dung đối thoại: về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính quyền, các vấn đề của địa phương, cơ quan, đơn vị mà dư luận xã hội quan tâm. Đồng thời, qua đối thoại thu thập ý kiến đóng góp, tham vấn của nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; nghe ý kiến nhân dân phản ánh về phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, lối sống, thái độ, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ; trực tiếp trả lời những kiến nghị cụ thể của nhân dân... góp phần đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; phát huy, mở rộng quyền dân chủ của nhân dân, tăng cường, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết, máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Thông qua đối thoại để người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tiếp nhận thông tin, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nắm được những vấn đề mới, chưa phù hợp hoặc còn thiếu, có cơ sở thực tiễn để chỉ đạo nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế; đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, bổ sung, điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù họp với tình hình mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở địa phương; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Đánh giá cao các ý kiến của các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy góp ý vào dự thảo quy chế, phát biểu kết luận về vấn đề này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến ghi nhận và biểu dương sự cố gắng của MTTQ tỉnh và các cơ quan chức năng trong việc soạn thảo, chuẩn bị quy chế. Đồng thời nhấn mạnh: Việc xây dựng quy chế đối thoại là việc làm cần thiết nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề xảy ra, không phát sinh trở thành điểm nóng, bức xúc ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng quy chế cần làm rõ sự khác nhau giữa đối thoại với tiếp xúc cử tri; đây là hai việc khác nhau trong việc thực hiện quy chế dân chủ nhằm đảm bảo việc điều hành theo quy định của Đảng và Nhà nước. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị đơn vị soạn thảo cần nghiên cứu, tham khảo quy chế của TP Hà Nội. Bên cạnh đó, cần quy định rõ số lần đối thoại đối với mỗi cấp ủy, chính quyền, theo nguyên tắc cấp xã phải đối thoại nhiều hơn cấp huyện. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị Đảng đoàn MTTQ tiếp tục phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tiến hành sửa đổi hoàn thiện quy chế cho sát đúng với tình hình thực tế của tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo hoàn thành dự thảo quy chế để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào cuối tháng 8-2018.

Tại hội nghị, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo xin ý kiến về chủ trương đầu tư dự án xây dựng Quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn. Dự án do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (BT). Tổng vốn đầu tư dự kiến 1.482 tỷ đồng. Sau khi nghe các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến cũng như tính toán kỹ lưỡng phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án; đại diện Tập đoàn Sun Group và lãnh đạo các sở, ngành, TP Sầm Sơn đã tiếp thu và giải trình. Kết luận nội dung này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến đánh giá cao nỗ lực của Tập đoàn Sun Group trong việc triển khai dự án. Để đảm bảo thành công của dự án, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các đơn vị liên quan tính toán kỹ phương án bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB). Trên cơ sở đó, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng rà soát lại kinh phí dành cho công tác bồi thường GPMB và tổng mức đầu tư; quan tâm tới vấn đề quản lý dự án sau khi kết thúc đầu tư, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Tại hội nghị, các đồng chí Thường trực, Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã cho ý kiến vào Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 291-QĐ/TU ngày 27-5-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020. Kết luận nội dung trên, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến nhấn mạnh: Đây là một trong 5 chương trình trọng tâm đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra, tạo động lực rất lớn và có ý nghĩa quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua và trong tương lai. Báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh cũng đã thể hiện những kết quả đạt được trong phát triển nguồn nhân lực... Tuy nhiên, trong báo cáo nhiều số liệu chưa rõ nên cần rà soát lại để chuẩn xác. Trong thời gian tới, UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành có đánh giá thêm về việc sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo, trong đó có số người tốt nghiệp đại học hiện không có việc làm; công tác đào tạo chuyên gia để có hướng đào tạo nhân lực chất lượng cao; quan tâm đến đánh giá công tác định hướng và phân luồng trong công tác đào tạo đại học, cao đẳng để có cách thức chỉ đạo chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu trong các giải pháp, cần phải nghiên cứu tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đào tạo trong thu hút nguồn lực. Rà soát, kiện toàn hệ thống các trường nghề, khuyến khích giao cho doanh nghiệp nhận lại các trường này và tổ chức theo cách của doanh nghiệp. Một giải pháp quan trọng đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đặc biệt lưu ý là phải tập trung cao xúc tiến đầu tư để phát triển kinh tế, tạo môi trường và đầu ra cho nguồn nhân lực.

Cũng tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh giao Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về việc sửa đổi Nghị quyết số 77/NQ-HĐND ngày 7-12-2017 của HĐND tỉnh về phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà nước, chi ngân sách địa phương năm 2016 tỉnh Thanh Hóa; Tờ trình về việc đề nghị quy định mức trích (tỷ lệ phần trăm) từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa báo cáo Thường trực HĐND tỉnh để trình HĐND tỉnh kỳ họp cuối năm 2018.


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]