(Baothanhhoa.vn) - Ngày 25-4, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để cho ý kiến vào phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh và nhiều nội dung quan trọng khác. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh

Ngày 25-4, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để cho ý kiến vào phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh và nhiều nội dung quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh

Toàn cảnh hội nghị.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện các Ban của Trung ương Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh.

Dự thảo phương án tổng thể sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình tại hội nghị nêu rõ: Từ sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, đơn vị hành chính cấp xã ở tỉnh ta đã nhiều lần được nhập, chia, điều chỉnh, thành lập... phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được những kết quả tích cực góp phần phát huy nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cụ thể, trước năm 1975, tỉnh có 561 đơn vị hành chính cấp xã (549 xã, 12 thị trấn); giai đoạn từ năm 1975 - 1986, sắp xếp thành 585 đơn vị hành chính cấp xã (560 xã, 13 phường, 12 thị trấn); giai đoạn từ năm 1986 - 2013 sắp xếp thành 637 đơn vị hành chính cấp xã (579 xã, 30 phường, 28 thị trấn). Giai đoạn từ năm 2013 đến nay, sắp xếp thành 635 đơn vị hành chính cấp xã (573 xã, 34 phường, 28 thị trấn); tăng 74 đơn vị hành chính cấp xã (13,2%) so với năm 1975. Tổng hợp kết quả rà soát thực trạng đơn vị hành chính cấp xã, toàn tỉnh hiện chỉ có 24 đơn vị, chiếm 3,8% đạt cả hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số, còn 611 đơn vị, chiếm 96,2% chưa đạt một hoặc cả hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và dân số.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu phân tích làm rõ những giải pháp trong quá trình thực hiện sáp nhập.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh đã nảy sinh một số bất cập và hạn chế; số lượng đơn vị hành chính tăng, quy mô đơn vị hành chính nhỏ, gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phân tán nguồn lực địa phương, tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở địa phương... Vì vậy, thực hiện sắp xếp, tăng quy mô đơn vị hành chính, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội, hiệu quả, hiệu lực hoạt động hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là cần thiết. Đối với 66 đơn vị chưa đạt 50% cả hai tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và dân số đã được các địa phương xây dựng phương án sáp nhập.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho ý kiến vào công tác sắp xếp cán bộ sau sáp nhập cấp xã.

Cho ý kiến vào phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đều cơ bản thống nhất với những nội dung được Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh xây dựng trình tại hội nghị. Tuy nhiên, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy bày tỏ băn khoăn về việc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức sau khi sắp xếp; số liệu chính thức về dân số, diện tích các đơn vị sáp nhập; việc lấy ý kiến của cử tri tại các đơn vị thuộc diện sắp xếp; việc sắp xếp cán bộ dôi dư sau khi sáp nhập; việc bố trí cán bộ các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội sau sáp nhập...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh

Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu kết luận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến đánh giá cao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh sát với tinh thần Chỉ thị số 20 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cơ bản thống nhất với phương án được Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình tại hội nghị và yêu cầu cần nghiên cứu hoàn chỉnh các nội dung đã được các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến, theo đúng Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị; Nghị quyết 1211 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII và Nghị quyết 653 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV; trên nguyên tắc việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải được tổ chức hợp lý, đơn vị hành chính phải phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khả năng quản lý của chính quyền cơ sở. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải gắn với việc mở rộng, thành lập đơn vị hành chính đô thị nhằm tăng tỷ lệ đô thị hóa; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trước khi ban hành phương án cần phân tích rõ số liệu việc nhập các xã không đạt 50% cả hai tiêu chuẩn về diện tích và dân số với số liệu nhập các xã vào thị trấn. Trong quá trình sáp nhập, cần nghiên cứu đối với các ngành đặc thù như công an, cần xin ý kiến cấp trên để bố trí cán bộ cho phù hợp. Cần quán triệt rõ nguyên tắc, nếu các xã chưa đảm bảo 50% hai tiêu chuẩn thì nhất quyết thực hiện sáp nhập theo tinh thần Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị. Việc đặt tên các xã sáp nhập cần ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu; lưu ý nghiên cứu đến các yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương và tham khảo ý kiến nhân dân. Đối với vấn đề về cơ sở vật chất, UBND tỉnh cần giao cho cấp huyện xây dựng phương án chỉ đạo các xã tiến hành sắp xếp cho phù hợp theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả, tạo điều kiện cho người dân đến làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính. Về công tác bố trí cán bộ, cần nghiên cứu theo nguyên tắc giữ nguyên các chức danh cán bộ xã; đối với người đứng đầu cấp xã cần nghiên cứu sắp xếp cho hợp lý, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Cũng tại hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào chủ trương ban hành bộ tiêu chí thôn, bản kiểu mẫu giai đoạn 2019-2020; quy định chế độ khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, khu vực và thế giới thuộc các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, thể dục – thể thao, khoa học và công nghệ, văn học – nghệ thuật.

Minh Hiếu


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]