(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, công tác quản lý hoạt động khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến. Nhờ vậy đã hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực mỏ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là khai thác cát, sỏi vẫn diễn ra. Trước tình trạng đó, Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ đạo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thực hiện giám sát chuyên đề “Công tác quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh” nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, đưa công tác quản lý khai thác tài nguyên đi vào nền nếp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tăng cường giám sát công tác quản lý sử dụng khoáng sản

Thời gian qua, công tác quản lý hoạt động khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến. Nhờ vậy đã hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực mỏ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là khai thác cát, sỏi vẫn diễn ra. Trước tình trạng đó, Thường trực HĐND tỉnh đã chỉ đạo Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh thực hiện giám sát chuyên đề “Công tác quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh” nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, đưa công tác quản lý khai thác tài nguyên đi vào nền nếp.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh tăng cường giám sát công tác quản lý sử dụng khoáng sản

Điểm tập kết cát tại xã Xuân Lai (Thọ Xuân).

Theo thống kê của các ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh có 105 mỏ cát, sỏi đã quy hoạch với tổng trữ lượng 22 triệu m3. Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng có 10 nhóm gồm: Vật liệu lợp, vật liệu xây, đá xây dựng, cát xây dựng, đá ốp lát, bê tông thương phẩm, vôi xây dựng, phụ gia xi măng, vật liệu chịu lửa, ván sàn. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh có 105 mỏ đá làm vật liệu xây dựng, 53 mỏ sét làm gạch, ngói nung, xây dựng 40 nhà máy sản xuất gạch tuynel. Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường có 168 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn 23 huyện, thị xã, thành phố.... Từ năm 2015 đến nay UBND tỉnh Thanh Hóa đã cấp mới, cấp lại, gia hạn cho 339 giấy phép khai thác khoáng sản, hiện nay có 307 giấy phép khai thác còn hiệu lực. Đối với các mỏ khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp có 16 giấy phép do bộ cấp, trong đó có 13 giấy phép còn thời hạn.

Tuy nhiên qua giám sát, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã phát hiện, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch khoáng sản không phải là vật liệu xây dựng thông thường; khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản thực hiện còn chậm. Các mỏ đất làm vật liệu san lấp và mỏ đất san lấp có tận thu khoáng sản đi kèm; các mỏ khoáng sản thuộc khu vực phân tán nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trương bàn giao về cho tỉnh quản lý, cấp phép nhưng hiện nay vẫn chưa được lập quy hoạch. Có 69 mỏ đang khai thác nhưng không nằm trong quy hoạch, trong đó có: 2 mỏ quặng kim loại, 1 mỏ photphorit, 1 mỏ cao lanh; 65 mỏ đất san lấp. Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong khai thác khoáng sản của một số doanh nghiệp chưa nghiêm, vẫn còn đơn vị khai thác không đúng thiết kế, bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ chưa đúng quy định về trình độ chuyên môn; việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản chưa được các đơn vị chú trọng, nên trong các năm qua vẫn để xảy ra các vụ tai nạn lao động và gây ô nhiễm môi trường. Khai thác cát chưa cắm mốc, thả phao hoặc thả phao chưa đúng quy định tại các điểm góc để xác định cụ thể ranh giới khu vực mỏ được cấp vẫn còn xảy ra. Một số đơn vị khai thác đất san lấp quá độ sâu cho phép, khó hoàn thổ, phục hồi môi trường. Nhiều phương tiện chở cát, đá, đất quá tải gây hư hỏng đường giao thông; đất đá rơi, vãi làm ô nhiễm môi trường. Một số đơn vị được cấp phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường có thu hồi đá khối để xẻ, chỉ tập trung vào khai thác đá khối, chưa quan tâm đầu tư dây chuyền nghiền đá vật liệu, gây lãng phí tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường. Tình trạng khai thác, tập kết kinh doanh cát trái phép trên địa bàn một số huyện diễn biến phức tạp, khi các lực lượng chức năng mở đợt cao điểm phòng, chống thì hoạt động khai thác, vận chuyển cát trái phép trên các tuyến sông tạm lắng xuống, sau đó lại tiếp diễn. Việc khai thác, vận chuyển cát lậu chủ yếu do các phương tiện đường thủy không đăng ký, đăng kiểm, nên cơ quan chức năng khó phát hiện để xử lý. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản thực hiện chưa nghiêm việc xuất hóa đơn khi bán hàng, xuất hóa đơn không kịp thời, kê khai thuế không đúng với chủng loại khoáng sản; kê khai chậm so với thời gian quy định; dẫn đến thất thu cho ngân sách Nhà nước...

Thông qua công tác giám sát, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã thẳng thắn chỉ rõ nguyên nhân đó là: Các cấp, các ngành chưa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp, hộ gia đình trong khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản còn hạn chế. Một số huyện, xã chưa quyết liệt trong việc xử lý các vi phạm trong quản lý, khai thác khoáng sản để tình trạng khai thác, tập kết cát lậu kéo dài. Lực lượng cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản tại một số huyện và hầu hết các xã còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến việc tham mưu trong công tác quản lý chưa đạt hiệu quả cao. Công tác phối hợp giữa các ngành, giữa các ngành với các địa phương trong quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, tăng cường công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh cần tăng cường công tác chỉ đạo các ngành, địa phương làm tốt công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về khoáng sản; nâng cao hiểu biết cho doanh nghiệp và người dân về quy định của pháp luật về khoáng sản. Chỉ đạo lập, phê duyệt; sửa đổi, bổ sung các quy hoạch về khoáng sản theo quy định của Luật Quy hoạch (năm 2017). Thực hiện nghiêm các quy định về thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản trước khi cấp phép khai thác tránh thất thu cho ngân sách. Thực hiện tốt việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Chỉ chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án khai thác, chế biến khoáng sản có dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí tài nguyên, bảo vệ môi trường. Chỉ đạo thực hiện lắp camera trong giám sát việc khai thác, vận chuyển cát, đá tại các mỏ để kiểm tra việc khai thuế của doanh nghiệp. Thực hiện cắm mốc giới cố định trên bờ, cùng với thả phao để xác định khu vực khai thác các mỏ cát. Thực hiện tốt việc quản lý hóa đơn, xuất hóa đơn để tránh thất thu thuế. Kiên quyết thu hồi nợ đọng thuế trong khai thác, chế biến, cấp quyền khai thác khoáng sản. Chỉ đạo công tác phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong quản lý khai thác, chế biến khoáng sản; đặc biệt là trong việc khai thác, khai thuế, vận chuyển cát, đá, đất san lấp. Kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị, địa phương thực hiện không đúng các quy định về quản lý khoáng sản. Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản, đóng cửa mỏ nhằm bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.

Bài và ảnh: Minh Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]