(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trở thành phong trào, có sức lan tỏa sâu rộng khắp, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo sự chuyển biến đáng kể trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được, vẫn còn không ít trăn trở trong quá trình thực hiện đề án.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bài 3: Sức lan tỏa rộng rãi

Thực hiện đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trở thành phong trào, có sức lan tỏa sâu rộng khắp, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo sự chuyển biến đáng kể trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được, vẫn còn không ít trăn trở trong quá trình thực hiện đề án.

Nhà văn hóa thôn 1, xã Hoằng Long (TP Thanh Hóa) được xây dựng khang trang. Ảnh: Phạm Nam

Hiệu ứng “đô-mi-nô”

Hiệu quả mang lại trong việc sáp nhập thôn, thành lập tổ dân phố tại nhiều địa phương của huyện Yên Định có sức lan tỏa sâu rộng tới nhiều đơn vị khác trong tỉnh. Trong số các địa phương cấp huyện, Hoằng Hóa là một trong số ít những đơn vị có số lượng thôn, tổ dân phố sáp nhập, thành lập mới nhiều nhất tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, hưởng ứng phong trào sáp nhập thôn, tổ dân phố theo Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện Hoằng Hóa mặc dù không phải là đơn vị được chọn làm điểm theo kế hoạch sáp nhập thôn, tổ dân phố của UBND tỉnh Thanh Hóa, nhưng với sự chủ động, quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện, đến ngày 31-11-2017 địa phương đã hoàn thiện hồ sơ sáp nhập (đợt 1) tại 7 xã, thị trấn trên địa bàn huyện gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Đến nay, sau gần 5 tháng thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố (đợt 1), trong tổng số 60 thôn, tổ dân phố tại các xã, thị trấn (Hoằng Trinh, Hoằng Lương, Hoằng Minh, Hoằng Đồng, Hoằng Phong, Hoằng Tiến, thị trấn Bút Sơn), huyện tiến hành sáp nhập chỉ còn 36 thôn, giảm được 24 thôn sau khi sáp nhập, giảm 40% so với thôn, tổ dân phố trước đây. Theo kế hoạch sáp nhập thôn (đợt 2), trước ngày 30-4-2018, huyện Hoằng Hóa sẽ trình Sở Nội vụ, đề nghị UBND tỉnh phê duyệt đề án sáp nhập thôn của 29 xã còn lại (sáp nhập 191 thôn thành 95 thôn).

Theo tính toán, sau khi sáp nhập từ 370 thôn, toàn huyện sẽ giảm 121 thôn còn 249 thôn, đồng thời sẽ tiết kiệm cho ngân sách hằng năm hơn 9 tỷ đồng tiền phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách thôn, tổ dân phố.

Đánh giá về hiệu quả trong việc thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện, ông Nguyễn Hùng Thao, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Hoằng Hóa cho biết: “Việc triển khai kế hoạch sáp nhập thôn, tổ dân phố tại nhiều địa phương trong huyện tạo thuận lợi cho các đơn vị huy động tốt nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đã có 25 xã trong huyện hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phấn đấu đến năm 2020 trở thành huyện nông thôn mới”, ông Thao cho biết.

Từ thực tế tại huyện Yên Định, Hoằng Hóa, tính đến cuối tháng 12 năm 2017, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố một cách có hệ thống, đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh. Nhiều địa phương khác như Quảng Xương, Hậu Lộc, Cẩm Thủy, Hà Trung, Thọ Xuân... đã hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục đề án sáp nhập, thôn, tổ dân phố và bước đầu việc sáp nhập thôn, tổ dân phố đem lại hiệu quả rõ rệt.

Tính chung trên địa bàn tỉnh, sau khi hoàn tất đợt 1 công tác sáp nhập thôn, tổ dân phố (từ tháng 6 đến tháng 12-2017), toàn tỉnh đã giảm được 198 thôn, tổ dân phố và hơn 1.000 cán bộ không chuyên trách. Dự kiến đến ngày 30-6-2018, toàn tỉnh sẽ giảm được 1.486 thôn, tổ dân phố với khoảng 8.916 người hoạt động không chuyên trách. Mỗi năm tiết kiệm được xấp xỉ 100 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Đây là cơ sở từng bước nâng mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố.

Từ thực tiễn và kết quả đạt được khi thực hiện đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, một số địa phương (Lạng Sơn, Hưng Yên) đã cử đoàn công tác giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện đề án của tỉnh:

“Không giống như một số địa phương khác, Thanh Hóa có thể coi là đơn vị tiên phong trong việc huy động cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ sáp nhập thôn, tổ dân phố bằng việc ban hành chỉ thị. Điều đáng lưu ý là, tỉnh coi việc sáp nhập thôn, tổ dân phố là mục tiêu trọng yếu của địa phương, từ đó các đơn vị cấp huyện, thị xã, thành phố đưa ra kế hoạch, lộ trình cụ thể trong việc thực hiện và đạt được hiệu quả rõ rệt. Đây là điều đáng tiếp thu và hoan nghênh”, đồng chí Phạm Như Thi, Trưởng phòng Xây dựng chính quyền và Công tác thanh niên, Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn đánh giá đề án và hiệu quả sáp nhập thôn, tổ dân phố tại Thanh Hóa sau khi đoàn công tác của Sở Nội vụ hai tỉnh tiếp cận, trao đổi kinh nghiệm.

Đồng chí, Trần Quốc Huy, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy nêu bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian vừa qua: “Để đạt hiệu quả trong việc thực hiện đề án, trước hết đó là sự thống nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt cấp ủy, chính quyền từ tỉnh cho đến cấp cơ sở; các cơ quan được giao nhiệm vụ đã triển khai thực hiện đề án một cách khoa học, cụ thể.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện đề án, cần chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ đảng viên, nhân dân, tạo sự đồng thuận nhất trí cao trong việc thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các địa phương tổ chức thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố đảm bảo khoa học, sát thực tế, dân chủ đã mang lại hiệu quả thiết thực. Điều này được thể hiện ở kết quả thực hiện đề án (vượt mục tiêu sáp nhập thôn, tổ dân phố như đề án đưa ra - pv)”, đồng chí Trần Quốc Huy cho biết.

Còn không ít băn khoăn

Hiệu quả từ việc sáp nhập thôn, tổ dân phố trong tỉnh đã có thể đo đếm được thông qua những con số. Thế nhưng đằng sau đó vẫn còn những băn khoăn, trăn trở của người trong cuộc.

Đồng chí Lê Hồng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Long, TP Thanh Hóa cho biết: “Việc thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố đồng nghĩa với việc nhiều giấy tờ của người dân sẽ bị thay đổi theo tên mới của thôn, tổ dân phố. Ví dụ, khi sáp nhập thôn 6 sáp nhập với thôn 4 để thành lập thôn mới thì chứng minh thư, hộ khẩu, bảo hiểm y tế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải thay đổi theo tên địa giới hành chính mới. Vậy, kinh phí để thực hiện việc đính chính hoặc thay đổi giấy tờ là do người dân tự bỏ hay Nhà nước cấp kinh phí?”, đồng chí Tuấn băn khoăn.

Mặt khác, theo đồng chí Lê Hồng Tuấn, việc Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 09/2017 ngày 29-12-2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04 hướng dẫn về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố, trong đó đáng chú ý, Thông tư 09 quy định điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới (nâng quy mô tổ chức thôn, tổ dân phố gấp đôi so với Thông tư 04) khiến việc thực hiện sáp nhập thôn của các địa phương có phần bị động, thậm chí có thể gây xáo trộn, làm ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý của người dân.

“Không phải riêng mình địa phương chúng tôi mà rất nhiều đơn vị khác trên địa bàn toàn tỉnh đã, đang triển khai thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố theo hướng dẫn của Thông tư 04 và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa. Hiện tại Thông tư số 09 đã có hiệu lực thì nên tiếp tục thực hiện sáp nhập thôn theo Thông tư 04 hay Thông tư 09?”, đồng chí Tuấn băn khoăn.

Trong khi đó, đồng chí Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định cho rằng: “Sau khi sáp nhập thôn, tổ dân phố, quy mô số hộ, dân số của thôn, tổ dân phố mới sẽ đông, khó khăn trong công tác điều hành quản lý, thực hiện nhiệm vụ của những người hoạt động không chuyên trách, trực tiếp là bí thư chi bộ, trưởng thôn, công an viên... Vì thế cần có quy định về chế độ phụ cấp cho đội ngũ này theo hướng phân chia cấp độ loại thôn (thôn nhiều hộ, đông dân, địa bàn rộng thì mức phụ cấp cao hơn thôn ít hộ, ít dân, địa bàn hẹp) nhằm tạo sự công bằng, tránh sự so bì giữa đội ngũ người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các thôn sau khi sáp nhập để đầu tư xây dựng công trình phục vụ cộng đồng dân cư như nhà văn hóa, các công trình thể thao ở thôn”, đồng chí Lưu Vũ Lâm đề xuất.

Từ thực tế việc sáp nhập thôn, tổ dân phố tại phường Quảng Thọ, (TP Sầm Sơn), đồng chí Lê Đình Son, Phó Chủ tịch UBND phường thẳng thắn: “Hiện nay phường đã hoàn tất việc nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm thôn trưởng tại 14 tổ dân phố. Theo kế hoạch 14 tổ dân phố sẽ sáp nhập còn lại 7 tổ dân phố. Tuy nhiên, mức phụ cấp đối với một số chức danh kiêm nhiệm còn ít, trong khi trách nhiệm với công việc thì nặng nề hơn, khiến một số người có tâm lý không mặn mà với công việc. Do đó, tỉnh cần có cơ chế chính sách nâng mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách kiêm nhiệm để động viên, khuyến khích họ hoàn thành tốt nhiệm vụ...”.

Những khó khăn phát sinh từ cấp cơ sở trong quá trình thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố nêu trên là những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết. Do đó, cấp có thẩm quyền, cần có giải pháp chung tay tháo gỡ khó khăn tại các địa phương trong quá trình thực hiện đề án.

Bài 4: Chung tay tháo gỡ khó khăn.


Xuân Quang - Văn Định

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]