Tiếp tục Chương trình làm việc, ngày 30/10, Quốc hội nghe Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

Tin liên quan

Đọc nhiều

100% kiến nghị của cử tri đều được xem xét, giải quyết và trả lời

Tiếp tục Chương trình làm việc, ngày 30/10, Quốc hội nghe Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

100% kiến nghị đều được xem xét, giải quyết và trả lời Theo Báo cáo, thông qua 1.423 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 5, đã có 2.115 kiến nghị của cử tri liên quan đến hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao... Đến nay, 100% kiến nghị đều được xem xét, giải quyết và trả lời tới Đoàn đại biểu quốc hội nơi cử tri kiến nghị. Cụ thể, cử tri có 60 kiến nghị về hoạt động Quốc hội. Theo đó, cử tri đánh giá cao hoạt động của Quốc hội có nhiều đổi mới, đặc biệt là hoạt động chất vấn của các đại biểu Quốc hội dân chủ, trí tuệ, tăng tính tranh luận, qua đó nhiều vấn đề mà cử tri gửi gắm đã được xem xét, giải quyết hiệu quả. Cử tri nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục kiến nghị Quốc hội hạn chế đến mức tối đa việc giao Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết các điều, khoản trong luật; quan tâm giám sát việc ban hành những văn bản này để giảm thiểu tình trạng văn bản hướng dẫn trái với nội dung của luật, không đúng thẩm quyền... ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân. Cử tri Đà Nẵng, An Giang, Trà Vinh và nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục kiến nghị tăng cường giám sát việc quản lý đất đai, công sản, tiến độ thực hiện và chất lượng công trình, dự án do Nhà nước đầu tư, nhất là dự án giao thông, đường cao tốc... Cử tri Tiền Giang đề nghị Quốc hội cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ của Thanh tra, Kiểm toán trong phát hiện, xử lý những vụ việc tài chính, kinh tế. Trong thời gian giữa hai kỳ họp, một số vấn đề cử tri quan tâm như xây dựng ga tàu điện đặt cạnh Hồ Gươm; hoạt động xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa, sử dụng lãng phí sách giáo khoa, sai phạm trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia; dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông; chất lượng, hiệu quả mạng lưới y tế cơ sở,... đã được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Ủy ban Khoa học và Công nghệ, Ủy ban các vấn đề xã hội, khảo sát thực tế, tổ chức cho bộ trưởng giải trình tại Ủy ban. Các cử tri đã gửi 2.004 ý kiến (chiếm 94,75%), kiến nghị công tác điều hành của Chính phủ. Toàn bộ nội dung kiến nghị trên đã được gửi đến Chính phủ, các bộ, ngành, được nghiên cứu, giải quyết, trả lời. Trong đó, 1.599 kiến nghị được giải trình, cung cấp thông tin tới cử tri; có 103 kiến nghị (5,14%) đã giải quyết xong, thông qua sửa đổi 16 văn bản theo phản ánh của cử tri; thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường; về tình trạng lạm thu đầu năm học, bạo hành trẻ mầm non; về quy hoạch, hỗ trợ, tái định cư cho người dân Khu đô thị Thủ Thiêm... Đặc biệt, theo phản ánh của cử tri Kiên Giang, Ninh Thuận, Phú Thọ... về tình trạng buôn lậu, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm, dược phẩm, Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tiến hành thanh tra, kiểm tra 728 cơ sở, phát hiện và xử lý 367 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra một số vụ vi phạm nghiêm trọng, như vụ VINACA, khăn lụa Khaisilk, mỹ phẩm TS, xác minh dấu hiệu vi phạm với sản phẩm nhãn hiệu CONCUNG; xem xét, xử lý cán bộ có dấu hiệu vi phạm trong thực thi công vụ. Đối với 302 kiến nghị (15,07%) đang giải quyết, đã có 234 kiến nghị dự kiến thời hạn giải quyết xong (chiếm 77,48%) tạo sự tin tưởng yên tâm đối với cử tri.

Tất cả các Đoàn đại biểu Quốc hội đều nhận xét Chính phủ, các bộ, ngành rất nỗ lực, trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri, có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng, số lượng và thời hạn giải quyết, cơ bản đã giải đáp thỏa đáng những vấn đề cử tri phản ánh qua các đợt tiếp xúc cử tri. Lần đầu tiên có bộ không còn tồn đọng kiến nghị chưa giải quyết như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Một số tồn tại nêu tại các báo cáo kỳ trước đã được tích cực giải quyết, như việc công khai lịch tiếp công dân định kỳ trên cổng thông tin điện tử được 100% bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện (tăng 11 bộ). Một số văn bản đã được xem xét sửa đổi theo kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tháo gỡ khó khăn cho người dân, như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ ban hành Nghị định 116 về một số chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường dự thảo thông tư về tiêu chí phân loại đất lâm nghiệp và đất có rừng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành dự thảo thông tư về tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tại Trung tâm Khuyến nông...Một số văn bản trả lời cử tri còn chung chung Cũng theo Báo cáo, một số văn bản trả lời cử tri có nội dung còn chung chung, chủ yếu là tiếp thu và sẽ nghiên cứu giải quyết nên khó khăn khi thực hiện. Một số bộ, ngành tránh để kiến nghị tồn đọng nên đã phân loại các kiến nghị cần thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm sang dạng chỉ cần cung cấp thông tin tới cử tri. Điển hình như việc cử tri Bình Định, Quảng Ngãi phản ánh về chất lượng công trình cao tốc Quảng Nam-Quảng Ngãi, đường Quốc lộ 1A đoạn qua Bình Định chưa đảm bảo; hệ thống thoát nước, đường dân sinh chưa phù hợp, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân nhưng chỉ được Bộ Giao thông vận tải tiếp thu và sẽ nghiên cứu giải quyết. Hiện tượng này cũng dẫn tới tỷ lệ kiến nghị được giải quyết thấp, chủ yếu là cung cấp thông tin, chiếm 79,79%. Cá biệt có cơ quan viện dẫn văn bản không liên quan để trả lời như cử tri Ninh Bình hỏi chế độ phụ cấp và nơi sinh hoạt của Phó trưởng Ban chuyên trách Hội đồng Nhân dân cấp huyện. Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện theo Nghị quyết số 1206 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trong Nghị quyết không quy định về vấn đề này). Bên cạnh đó, một số văn bản ban hành chậm, ảnh hưởng đến người dân, nguồn thu của ngân sách. Việc cải cách thủ tục hành chính, được Chính phủ chỉ đạo thực hiện rất quyết liệt, có nhiều chuyển biến, nhưng trong một số ít lĩnh vực việc cắt giảm còn hình thức, chạy theo số lượng, có lĩnh vực chi phí tuân thủ cho một thủ tục lên tới hàng trăm giờ, hàng chục triệu đồng. Cũng theo Báo cáo trên, từ đầu kỳ nhiệm kỳ tới nay, có 6.449 cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trên phạm vi toàn quốc, qua đó tiếp nhận 9.991 kiến nghị của cử tri. Trong đó, khối Chính phủ tiếp nhận và giải quyết nhiều kiến nghị nhất với 9.400 kiến nghị, chiếm 94,08%. Đến nay, toàn bộ số kiến nghị này đã được xem xét, trả lời cử tri; trong đó có 1.878 kiến nghị đã giải quyết xong, đạt 18,79 %, cao nhất trong vòng 15 năm và cao gấp 1,5 lần nhiệm kỳ trước. Trước một số khó khăn cử tri phản ánh như việc thu hút đầu tư tại các địa phương; chi phí vận chuyển, logistic quá cao; nhiều thủ tục hành chính rườm rà; công chức thực thi công vụ còn cửa quyền, hách dịch,... Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với nông dân, công nhân, doanh nghiệp; chỉ đạo, chủ trì nhiều hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư, thành lập Tổ công tác kiểm tra tại các bộ, ngành, địa phương; triển khai thực hiện các quy chế, chương trình phối hợp giữa cơ quan hành chính các cấp với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như ký quy chế phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương; chọn chủ đề năm 2018 là “Năm Dân vận Chính quyền,” qua đó tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, tháo gỡ nhiều khó khăn mà cử tri nêu, kết quả tăng trưởng kinh tế GDP chín tháng đầu năm đạt 6,98% vượt chỉ tiêu Quốc hội giao, được cử tri ghi nhận, đánh giá cao./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]