(Baothanhhoa.vn) - Xe chúng tôi lướt nhanh trên con đường thảm nhựa dài gần 20 km từ trung tâm huyện Quan Sơn đến với xã Tam Lư vào một ngày trung tuần tháng 5. Thấp thoáng những bản làng trù phú ẩn mình dưới tán rừng keo, rừng vầu xanh mướt mát như minh chứng cho sự chuyển mình mạnh mẽ trên mảnh đất miền biên viễn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gương học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Dấu ấn Tam Lư

Dấu ấn Tam Lư

Xây dựng nông thôn mới ở bản Sại, xã Tam Lư (Quan Sơn). Ảnh: Gia Bảo

Xe chúng tôi lướt nhanh trên con đường thảm nhựa dài gần 20 km từ trung tâm huyện Quan Sơn đến với xã Tam Lư vào một ngày trung tuần tháng 5. Thấp thoáng những bản làng trù phú ẩn mình dưới tán rừng keo, rừng vầu xanh mướt mát như minh chứng cho sự chuyển mình mạnh mẽ trên mảnh đất miền biên viễn.

Chứng kiến cuộc sống mới của đồng bào nơi đây, chúng tôi mới thấu hiểu về một Tam Lư kiên cường vươn lên từ gian khó, mà như lời tâm sự của đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy xã Vi Văn Thanh khẳng định: Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng, có tác động tích cực tới tư tưởng, việc làm của từng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên nhiều lĩnh vực đời sống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội ở địa phương phát triển. Theo đồng chí Thanh, Tam Lư trước đây nghèo lắm. Những con đường dẫn vào các bản làng lầy lội, khó đi ngay cả trời mưa hay nắng. Là xã nghèo của huyện Quan Sơn, Tam Lư có gần 700 hộ với trên 3.000 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc Thái, Mường, Kinh cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm 98% dân số; tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 50%... Thế nhưng, Tam Lư bây giờ đã khác xưa. Những đồi sắn, nương ngô, rừng vầu bát ngát trải dài theo những con đường vào các bản; những ngôi nhà tranh tre tạm bợ trước kia đang dần thay thế bằng nhà kiên cố, khang trang. Nhiều hộ gia đình không những xây được nhà mà còn sắm được ti vi, xe máy... Cuộc sống của bà con bây giờ đã khấm khá hơn, chấm dứt những ngày thiếu ăn trong kỳ giáp hạt. Để đạt được những thành quả ấy ngoài quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, sự đồng lòng của đồng bào các dân tộc trong xã thì việc mỗi cán bộ, đảng viên và người dân đăng ký làm một việc tốt theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ như là kim chỉ nam, giúp Tam Lư tự tin, vững bước.

Suy ngẫm trong giây lát, đồng chí Vi Văn Thanh nhớ lại những ngày đầu khi bắt tay vào thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) với nhiều khó khăn, trở ngại. Để đời sống người dân ngày được nâng cao, lãnh đạo huyện Quan Sơn đã giao nhiệm vụ, chỉ đạo trực tiếp xã Tam Lư triển khai xây dựng NTM với quyết tâm chính trị cao nhất. Biết rằng bắt tay vào thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi xuất phát điểm thấp, ban đầu mới đạt 4/19 tiêu chí; nhận thức về xây dựng NTM đối với đồng bào còn nhiều hạn chế. Sau khi có chủ trương, cùng với chỉ đạo sát sao của huyện, trên cơ sở xác định những khó khăn cũng như lợi thế, tiềm năng của địa phương, Đảng bộ xã Tam Lư đã khẩn trương xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo gắn với xây dựng NTM. Để thực hiện thắng lợi nghị quyết đề ra, xã đã tập trung vào việc xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, đồng thời lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình dự án của Nhà nước, từ đó làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét, cơ sở hạ tầng đã dần được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống người dân. Trong quá trình triển khai xây dựng NTM mỗi cán bộ, đảng viên đều nêu cao tinh thần gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, không ngại khó ngại khổ, cùng với sự chủ động, sáng tạo trong việc đưa nghị quyết vào cuộc sống, đảng bộ xã đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân tập trung phát triển lâm nghiệp, trong đó lấy cây vầu làm thế mạnh. Cùng với trồng trọt, xã cũng chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, ưu tiên các nguồn vốn để phát triển đàn trâu, bò; khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại mang lại hiệu quả kinh tế cao để nhân ra diện rộng. Xã cũng đề cao vai trò của già làng, trưởng bản trong vận động nhân dân chung sức, đồng lòng, khắc phục khó khăn để xây dựng NTM. Đến nay, sau 8 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã Tam Lư đã tranh thủ sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân, với cách làm từ dễ đến khó; thực hiện theo lộ trình từ tập trung huy động nội lực, vừa tranh thủ các chương trình mục tiêu của Trung ương, của tỉnh, của huyện. Đặc biệt, tranh thủ sự đóng góp của con em quê hương đang công tác, lao động trên mọi miền Tổ quốc đã góp sức xây dựng diện mạo xã Tam Lư khởi sắc. Kết cấu hạ tầng của địa phương hoàn chỉnh, 100% đường giao thông liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Các trục đường thôn xóm đều được cứng hóa đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận lợi. Trong lĩnh vực sản xuất, xã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp – nông thôn, vận động nhân dân chuyển đổi các mô hình sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật đưa các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, năng suất, chất lượng cao vào trồng trọt, chăn nuôi; làm tăng lợi nhuận, nâng mức thu nhập bình quân đầu người năm 2018 lên 30,6 triệu đồng/năm, hộ nghèo giảm xuống còn 6,4%; toàn xã có 31 cơ sở kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới, nước hợp vệ sinh... Tổng kinh phí thực hiện xây dựng NTM của xã trên 90 tỷ đồng, trong đó vốn đóng góp của người dân và cộng đồng gần 38 tỷ đồng... Xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và ngày 8-3-2019 vừa qua đã tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh đối với xã đạt chuẩn NTM.

Với những thành quả đạt được là dấu ấn quan trọng, tạo đà để Tam Lư tiếp tục giữ vững các tiêu chí, phấn đấu trong thời gian tới xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

Xuân Minh


Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]