(Baothanhhoa.vn) - Như chúng ta đã biết, tối hôm qua, lượt trận thứ hai của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam ở AFF Suzuki Cup 2018 (gặp Malaysia) đã chính thức diễn ra trong sự thấp thỏm của những quan chức Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) về cả diễn biến, kết quả trên sân lẫn lời đe dọa của một nhóm khán giả: Sẽ đốt pháo sáng tưng bừng trên các khán đài để “trả đũa” cho việc phát hành vé không công bằng (nhiều người mua quá cực nhọc, gian nan mà cuối cùng lại... tay trắng).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xin đừng biến Đội tuyển thành “con tin”!

Như chúng ta đã biết, tối hôm qua, lượt trận thứ hai của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam ở AFF Suzuki Cup 2018 (gặp Malaysia) đã chính thức diễn ra trong sự thấp thỏm của những quan chức Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) về cả diễn biến, kết quả trên sân lẫn lời đe dọa của một nhóm khán giả: Sẽ đốt pháo sáng tưng bừng trên các khán đài để “trả đũa” cho việc phát hành vé không công bằng (nhiều người mua quá cực nhọc, gian nan mà cuối cùng lại... tay trắng).

Theo quy định của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), pháo sáng là lỗi rất lớn trong khâu tổ chức và nếu xảy ra, VFF sẽ bị phạt nặng. Tại ASIAD 2018 vừa diễn ra cách đây chưa lâu, liên đoàn đã phải nộp khoản tiền phạt 12.500 USD do có khán giả đốt pháo sáng trong trận Bán kết môn bóng đá nam (gặp Olympic Hàn Quốc). Chưa hết, theo AFC, nếu tái diễn, đội tuyển của chúng ta sẽ phải đối diện với những hình thức kỷ luật nặng hơn như phải đá sân trung lập, thi đấu mà không có khán giả...

Câu chuyện “dọa đốt pháo sáng” bắt nguồn từ sự phân phối vé trước trận đấu, được cho là không công tâm, thiếu minh bạch từ liên đoàn: Lượng vé trực tiếp đến tay khán giả (qua hình thức phân phối tại các quầy và bán online) quá ít so với số vé bán qua đường công văn. Theo quan điểm của nhóm khán giả nọ, phương thức phát hành qua công văn đã tạo ra những “lỗ hổng” lớn để “đầu nậu”, “phe vé” ôm được số lượng lớn. Đó là chưa kể hàng nghìn tấm vé khác còn được VFF sử dụng như “món quà” để biếu, tặng...

Như chúng tôi đã đề cập trong một bài viết cách đây chưa lâu, hình thức phân phối vé mà liên đoàn đang áp dụng có không ít bất cập khiến nhiều cổ động viên chân chính đã không có cơ hội “mục sở thị” màn trình diễn của các học trò HLV Park Hang Seo. Tuy nhiên, không đồng tình với VFF là một chuyện, còn dọa dẫm đốt phát sáng (để liên đoàn bị phạt) lại là chuyện khác, nó mang dáng dấp của hành động biến môn “thể thao vua” thành một thứ “con tin” để gây sức ép.

Lần giở lịch sử sân cỏ quốc nội, chúng ta đã hơn một lần chứng kiến chuyện doanh nghiệp đang tài trợ cho CLB Bóng đá TP Hồ Chí Minh đăng đàn khẳng định: Sẽ rút khỏi bóng đã nếu không nhận được sự hỗ trợ tài chính từ lãnh đạo địa phương! Thậm chí, đương kim Phó Chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức khi đấu tranh buộc ông Trần Anh Tú (Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam) rút khỏi danh sách đề cử nhân sự liên đoàn trước thềm Đại hội khóa VIII cũng mang sự tồn vong của CLB Hoàng Anh Gia Lai ra để “mặc cả”, đại ý: Nếu bầu Tú không nhượng bộ, bầu Đức sẽ “xóa sổ” đội bóng đóng đại bản doanh tại phố núi Pleiku.

Những “tuyên ngôn” này, về động cơ đều là sử dụng các CLB kể trên để gây sức ép nhưng dẫu sao thì đó vẫn là chuyển động “trong nhà”, thuộc phạm vi “nội bộ” còn AFF Suzuki Cup 2018 là sân chơi dành cho đội tuyển quốc gia. Và thật khó tưởng tượng khi đội tuyển bóng đá quốc gia đang bị biến thành “con tin” trong “cuộc chiến” đòi sự công bằng xung quanh những tấm vé.

Một hành vi thể hiện sự thiếu văn minh, thậm chí có thể xem là gây rối, phá hoại sân cỏ, cần phải loại trừ!


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]