(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa bằng nhiều giải pháp, cách làm khác nhau đã đẩy mạnh và phát triển phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân về đời sống tinh thần cũng như rèn luyện thể chất đúng theo tiêu chí của cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Mặc dù, công tác xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa – thể thao đã được các huyện miền núi quan tâm, chú trọng, song cơ ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT tại khu vực miền núi - những vấn đề đặt ra

Những năm qua, các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa bằng nhiều giải pháp, cách làm khác nhau đã đẩy mạnh và phát triển phong trào TDTT quần chúng trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân về đời sống tinh thần cũng như rèn luyện thể chất đúng theo tiêu chí của cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Mặc dù, công tác xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa – thể thao đã được các huyện miền núi quan tâm, chú trọng, song cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT tại một số huyện ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Sân vận động huyện Quan Sơn được đầu tư mặt cỏ nhân tạo hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TDTT của huyện.

Huyện Quan Sơn là một trong những địa phương gặp nhiều khó khăn nhất về công tác xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT trên địa bàn. Không chỉ khó khăn về kinh phí, việc tìm được mặt bằng để làm sân tập luyện TDTT ở các xã, cũng như để làm sân vận động cấp huyện cũng nan giải. Với quyết tâm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng của địa phương, huyện Quan Sơn đã quy hoạch, dành quỹ đất để xây dựng sân vận động cấp huyện. Tuy vậy, sân vận động này kể từ ngày đưa vào sử dụng (năm 2013) mới chỉ là một “bãi đất trống” được san ủi bằng phẳng, chưa thực sự mang dáng dấp của một công trình TDTT. Phải đến năm 2016, sân vận động này mới được huyện đầu tư làm hệ thống sân cỏ nhân tạo khá hiện đại và các công trình phụ trợ khác như: Sân khấu, lễ đài và một phần khán đài chính... Công trình này được xây dựng và hoàn thiện theo hình thức xã hội hóa – Nhà nước và nhân dân cùng làm. Từ cảnh phải “chạy vạy” tìm địa điểm, huyện Quan Sơn nay đã hoàn toàn có thể đăng cai tổ chức các giải đấu, hội thi thể thao của khu vực miền núi và cấp tỉnh. Bên cạnh 1 sân vận động cấp huyện, hiện nay trên địa bàn huyện Quan Sơn còn có 5 sân vận động khác có kích thước tương đương, 7 sân vận động có kích thước nhỏ hơn nhưng có thể tổ chức được các hoạt động TDTT cấp xã; 1 nhà tập luyện đa năng. Toàn huyện hiện có 115 sân bóng chuyền, hầu hết các thôn, bản, khu dân cư đều có ít nhất 1 sân bóng chuyền và cũng là nơi có thể tập luyện, giao lưu thi đấu thể thao cho người dân, nhất là các môn thể thao dân tộc. Ngoài ra, hiện nay huyện còn có 55 sân cầu lông, trên 20 bàn bóng bàn và đây là 2 môn thể thao ngày càng được nhiều người dân yêu thích và tham gia tập luyện thường xuyên.

Một số địa phương khác cũng có hệ thống cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT khá tốt, thậm chí còn vượt trội so với một số huyện miền xuôi, đồng bằng khác trong tỉnh, như: Cẩm Thủy, Thạch Thành, Như Thanh, Bá Thước, Ngọc Lặc, Thường Xuân. Điển hình như Thạch Thành với hơn 300 sân bóng chuyền, 172 sân cầu lông, 30 sân bóng đá... Đây là những địa phương đã có sự quan tâm, bằng nhiều cách làm sáng tạo, nhất là công tác xã hội hóa huy động thêm các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất hiệu quả, nhờ đó phong trào TDTT quần chúng của các huyện này thường xuyên dẫn đầu khu vực miền núi và nằm trong tốp đầu toàn tỉnh. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều địa phương đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn hoặc chưa thực sự được quan tâm đúng mức tới công tác xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT. Một số huyện vẫn chưa có sân vận động, nhà thi đấu cấp huyện (Lang Chánh, Quan Hóa, Mường Lát) do vậy khi tổ chức các sự kiện lớn như Đại hội TDTT, Hội khỏe Phù Đổng, hội thi văn hóa – thể thao các dân tộc vẫn còn cảnh phải nhờ khuôn viên các trường học, cơ quan, đơn vị. Dù đã có quy hoạch bố trí quỹ đất nhưng do không có kinh phí nên các công trình nói trên qua nhiều năm vẫn chỉ nằm trên giấy. Ngoài ra, số lượng các sân tập TDTT ở cấp xã, thôn, bản vẫn còn ít, chưa nhận được sự quan tâm của chính quyền cấp xã. Thiếu thốn cơ sở vật chất cũng đồng nghĩa với việc phong trào TDTT ở các địa phương này cũng kém sôi động hơn.

Ông Nguyễn Duy Tự, Phó trưởng Phòng Quản lý TDTT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Luyện tập TDTT là nhu cầu chính đáng và ngày càng tăng cao của người dân tại khu vực miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh ta, nhất là khu vực này lại có những giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống mang tính đặc trưng gắn liền với các trò chơi, trò diễn và các môn thể thao dân tộc. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT là nhiệm vụ quan trọng trong tình hình mới hiện nay. Điều đáng mừng là điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT của các huyện miền núi đã được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, phong trào TDTT quần chúng của các địa phương này cũng đã có nhiều tiến bộ, điều này đã được thể hiện rõ trong bảng tổng sắp huy chương của Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ VIII vừa qua. Địa phương nào có thứ hạng cao là những nơi có cơ sở vật chất và phong trào TDTT tốt, được quan tâm thường xuyên. Ngược lại, nơi nào còn thiếu thốn hoặc chưa được quan tâm đúng mức sẽ khó có được thành tích và phong trào tốt.


Bài và ảnh: Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]