(Baothanhhoa.vn) - Không còn cảnh phải vất vả tìm chỗ ở cho các vận động viên (VĐV), cũng sẽ không còn tình trạng thiếu thốn nơi tập luyện buộc phải chia nhỏ các khung giờ trong ngày, thậm chí phải “ly tán” tới nhiều nơi khác nhau. Việc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh (gọi tắt là trung tâm) tiếp nhận toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa là chủ trương đúng, là bước thay đổi mạnh mẽ vì sự phát triển của thể thao tỉnh nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vì sự phát triển của thể thao Thanh Hóa

Không còn cảnh phải vất vả tìm chỗ ở cho các vận động viên (VĐV), cũng sẽ không còn tình trạng thiếu thốn nơi tập luyện buộc phải chia nhỏ các khung giờ trong ngày, thậm chí phải “ly tán” tới nhiều nơi khác nhau. Việc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh (gọi tắt là trung tâm) tiếp nhận toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng TDTT Thanh Hóa là chủ trương đúng, là bước thay đổi mạnh mẽ vì sự phát triển của thể thao tỉnh nhà.

Các VĐV tập luyện tại nhà thi đấu TDTT tỉnh.

Với trên 450 VĐV trải đều ở 3 tuyến, trong hơn 9 năm kể từ ngày thành lập đến nay, ở bất cứ thời điểm nào, trung tâm luôn ở trong tình trạng thiếu thốn nơi tập luyện và thi đấu. Với việc sử dụng làm nơi làm việc, vừa là nơi tập luyện, thi đấu của 26 bộ môn, cũng là nơi tổ chức các sự kiện thể thao và còn phải bố trí chỗ ở cho các VĐV, nhà thi đấu TDTT tỉnh luôn ở trong tình trạng quá tải. Các bộ môn buộc phải chấp nhận tình cảnh phải chia thành nhiều khung giờ tập khác nhau trong ngày, bắt đầu từ 5h sáng cho tới tối khuya. Một số bộ môn trong giai đoạn cao điểm đã phải tập luyện trong khuôn viên của trung tâm, thậm chí phải “mượn tạm” cả khu vực Công viên Hội An (TP Thanh Hóa). Một số bộ môn khác còn phải “ly tán” xa nhà để tập luyện, điển hình như bộ môn bơi và lặn, các VĐV của hai bộ môn này, nhất là môn bơi nhiều năm nay được gửi đi huấn luyện tại Đà Nẵng. Đây là điều dễ hiểu bởi, trung tâm không có bể bơi, trên địa bàn tỉnh cũng không có bể bơi nào đạt chuẩn, chưa nói đến việc thiếu thốn cả trang, thiết bị. Các bộ môn thế mạnh của Thanh Hóa, đặc biệt là võ, vật luôn trong tình trạng thiếu nơi tập luyện, nhiều thời điểm phải chạy khắp nơi tìm, mượn nơi tập luyện với những điều rất khó khăn. Vấn đề nơi huấn luyện, tập luyện luôn là vấn đề bức xúc đối với cả huấn luyện viên (HLV) và VĐV các bộ môn. Bởi điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công tác đào tạo VĐV các tuyến hiện nay. Thành tích thi đấu tại các giải đấu từ cấp quốc gia cho tới quốc tế có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Các bộ môn đều phải cố gắng khắc phục, chia nhau từng m2 của trung tâm, san sẻ từng giờ tập luyện cho VĐV để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một vấn đề khác đó là việc bố trí, tìm nơi ở cho trên 450 VĐV cũng là một vấn đề bức xúc nhiều năm nay. Không có khu ký túc xá, nhà ở, trung tâm đã phải thuê khu nhà ở dành cho sinh viên cạnh Trường Đại học Hồng Đức cho các VĐV, hàng ngày phải bố trí xe ô tô xuống đưa đón các VĐV bởi khoảng cách từ nơi ở tới trung tâm là 7-8 km. Ngoài ra, nhiều bộ môn khác, các VĐV phải tự tìm nhà trọ, chỗ ở với những điều kiện sinh hoạt rất thiếu thốn, khó khăn. Việc tổ chức nấu ăn tập trung cho các VĐV cũng không thể thực hiện được vì không có nhà ăn, các bộ môn lúc ở chỗ này, lúc lại ở chỗ khác. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho các VĐV khó có thể bảo đảm được, cho dù tỉnh đã có những sự hỗ trợ khá tốt để nâng cao mức sống, sinh hoạt cho đội ngũ VĐV, HLV những năm gần đây.

Trong khi đó, Trường Cao đẳng TDTT tỉnh có hệ thống cơ sở vật chất khá đồng bộ bao gồm 2 nhà thi đấu, 1 bể bơi, ký túc xá, có khu nhà bếp, nhà ăn, đặc biệt là tòa nhà mới được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Việc sáp nhập, chia tách Trường Cao đẳng TDTT về trung tâm và Trường Đại học Văn hóa - Thể thao và Du lịch là chủ trương đúng đắn của tỉnh. Bên cạnh việc tiếp nhận các VĐV năng khiếu, trung tâm còn tiếp quản toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất của trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bộ môn trong công tác quản lý, huấn luyện và tập luyện của các VĐV. Cùng với nhà thi đấu TDTT tỉnh tại trung tâm, 2 nhà thi đấu và một số phòng tập, các trang thiết bị tại Trường Cao đẳng TDTT sẽ là những sự bổ sung cần thiết, đáng kể hơn cho các bộ môn.

Về góc độ chuyên môn, việc tiếp quản 400 VĐV năng khiếu từ Trường Cao đẳng TDTT cũng sẽ giúp các bộ môn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 3 tuyến đào tạo hiện nay. Bởi lẽ, nếu 1 VĐV năng khiếu chỉ có tối đa 3 năm đào tạo tại trường theo đánh giá của nhiều HLV sẽ khó có thể giành được những thành tích cao tại các giải ở quy mô toàn quốc và quốc tế. Việc đào tạo cần bài bản hơn, dài hơi hơn. Đây cũng sẽ là điều kiện để thể thao Thanh Hóa tiếp tục quá trình chuyên nghiệp hóa mạnh mẽ sự nghiệp thể thao, nâng cao chất lượng công tác đào tạo VĐV, đáp ứng được xu thế phát triển thể thao hiện nay.

Ông Lê Văn Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc trung tâm cho biết: Việc được tiếp quản hệ thống cơ sở vật chất từ Trường Cao đẳng TDTT được xem là luồng sinh khí mới đối với cán bộ quản lý, đội ngũ HLV, VĐV. Hầu hết các bộ môn đều bày tỏ sự phấn khởi khi không còn cảnh thiếu thốn nơi tập luyện, thi đấu, được ở tập trung, điều kiện sinh hoạt, đời sống được nâng lên. Công tác huấn luyện và thi đấu có bước thay đổi lớn tích cực hơn. Trung tâm hiện đang gấp rút thực hiện các kế hoạch, phương án bố trí nơi tập luyện, nơi ở một cách hợp lý cho VĐV các bộ môn. Trung tâm cũng kiến nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí để sửa chữa, nâng cấp các hạng mục đã hư hỏng, xuống cấp và bổ sung phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện cho các bộ môn, phấn đấu ổn định trong thời gian sớm nhất để các bộ môn có sự chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII vào cuối năm nay.


Bài và ảnh: Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]