(Baothanhhoa.vn) - Theo một thống kê chưa chính thức, dẫu chỉ là cấp độ giải đấu khu vực nhưng AFF Suzuki Cup 2018 đang trở thành sân chơi của những tên tuổi “đẳng cấp nhất thế giới” khi những Messi, Ronaldo tràn ngập các sân cỏ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Theo dòng AFF Suzuki Cup 2018: Ra ngõ gặp... “siêu sao”!

Theo một thống kê chưa chính thức, dẫu chỉ là cấp độ giải đấu khu vực nhưng AFF Suzuki Cup 2018 đang trở thành sân chơi của những tên tuổi “đẳng cấp nhất thế giới” khi những Messi, Ronaldo tràn ngập các sân cỏ.

Cần phải nói ngay rằng, những cái tên mà chúng tôi sắp lượt kê chỉ là những “Messi tự phong”, “Ronaldo tự phong”. Đó là chân sút Chanathip của đội bóng xứ Chùa Vàng, được những người yêu mến anh gọi là “Messi của Thái Lan”. Và có vẻ như đẳng cấp của Messi “xịn” là đích ngắm của rất nhiều nền thể thao Đông Nam Á nên “phiên bản” của tiền đạo lừng danh người Argentina được gắn với rất nhiều cầu thủ khác (dù khoảng cách giữa “Messi xịn” và “Messi nhái” cách nhau một khoảng cách xa như từ Đông Nam Á đến quê hương của vũ điệu Tango), nào là Soukaphone Vongchiengkham - “Messi Lào”, rồi Chan Vathanaka - “Messi Campuchia” và cả tiền vệ sinh năm sinh năm 1991 của đội bóng xứ Vạn đảo Andik Vermansyah cũng được xưng tụng là “Messi của Indonesia”.

Một danh xưng khác, ấn tượng không kém là những “Ronaldo” ở Đông Nam Á. Trong quá khứ cũng như hiện tại, ít nhiều người hâm mộ từng nghe nói đến “Ronaldo Myanmar” (tức tiền đạo Aung Thu), “Ronaldo của Singapore” (chỉ ngôi sao chạy cánh, đeo áo số 7 Gabriel Quak). Đó là chưa kể cầu thủ điển trai Irfan Haarys Bachdim còn được vinh danh là “Beckham của Indonesia”...

Giữa “rừng sao” ấy, dải đất hình chữ S tỏ ra vượt trội khi chúng ta có cả “Messi Công Phượng” và “Cristiano Ronaldo Việt Nam - Trần Phi Sơn”.

Chuyển động này dễ khiến người ta liên tưởng tới một câu chuyện “ngỡ như đùa”, từng xảy ra ở ngành giáo dục nước nhà cách đây chưa lâu. Đó là sự kiện một trường đại học nọ đã giới thiệu với dư luận cả nước một giáo sư không do Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước phong tặng.

Dường như cũng ý thức được phản ứng từ dư luận nên sau khi công khai danh tính vị “giáo sư” nọ, trường này đã cẩn thận rào đón, đại ý: Chức danh ấy do hội đồng giáo sư của trường phong và chỉ có ý nghĩa trong khuôn viên nhà trường.

Điểm duy nhất khiến chức danh kia bị chỉ trích, chỉ vì xứ ta chưa từng có tiền lệ. Mà diễn biến cuộc sống đã chứng minh: Cái gì đi tiên phong, nhất là “khác người” thì phải chịu hệ quả tất yếu là bị dư luận “ném đá”.

Nhìn nhận một cách khách quan thì việc “nhà trường xét phong giáo sư” này không vi phạm pháp luật, cũng chẳng có thuần phong mỹ tục nào bị xâm hại ở đây... thậm chí, còn đúng với thông lệ thế giới (không có chức danh giáo sư chung chung cho cả quốc gia mà chỉ có giáo sư gắn với các cơ sở đào tạo, tức riêng của từng trường đại học).

Xét cho cùng thì câu chuyện “giáo sư do nhà trường phong”, “Messi tự phong” cũng chẳng đáng để tốn rất nhiều giấy mực của báo giới nếu dư luận có cái nhìn cởi mở hơn, và quan trọng là đánh giá đúng bản chất sự việc.

Rằng khi được gắn tên với chức danh giáo sư thì điều quan trọng là cá nhân ấy sẽ cống hiến thế nào cho công việc, và xa hơn là những đóng góp về học thuật.

Tương tự như vậy, điều mà khán giả cả nước đang trông đợi và kỳ vọng là khi được khán giả ưu ái gọi là “Messi Việt”, “Ronaldo Việt” thì Công Phượng, Phi Sơn sẽ thi đấu ra sao?


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]