Dù đã có chiến thắng nhẹ nhàng trong trận giao hữu với Myanmar nhưng trong một ngày không có các trụ cột, U23 Việt Nam lộ nhiều yếu điểm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thắng U23 Myanmar, U23 Việt Nam lộ nhiều yếu điểm

Thắng U23 Myanmar, U23 Việt Nam lộ nhiều yếu điểm

Tiến Linh (số 10) đã thể hiện đầy quyết tâm và có bàn thắng trong ngày trở lại đội U23

Dù đã có chiến thắng nhẹ nhàng trong trận giao hữu với Myanmar nhưng trong một ngày không có các trụ cột, U23 Việt Nam lộ nhiều yếu điểm.

Trận đấu với Myanmar, tuyển U23 Việt Nam đã có một chiến thắng, tuy nhiên, đó chỉ là một màn trình diễn dừng ở mức chấp nhận được.

Sở dĩ nói như vậy bởi tuyển U23 khi không có các trụ cột đang thi đấu ở cấp độ đội tuyển và sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo đã thể hiện ra nhiều yếu điểm rất đáng lo ngại.

Thứ nhất, khả năng liên kết giữa các tuyến còn yếu kém. Khác với lứa U23 thi đấu ở Thường Châu năm 2018, những cầu thủ khi đó đa phần lấy nòng cốt từ đội đã tham gia U20 World Cup, các cầu thủ thuộc biên chế Hà Nội và HAGL, vì thế có sự ăn ý, hiểu nhau giữa các vị trí.

Nhưng ở đội hình ngày hôm qua thi đấu, các cầu thủ được gọi từ rất nhiều đội bóng. Với mỗi cá nhân, họ đều xuất sắc, xứng đáng được lên tuyển khi có phong độ cao, là trụ cột của CLB chủ quản. Nhưng các mảnh ghép này khi được đặt cạnh nhau vẫn có sự chệch choạng nhất định.

Điều ấy được thể hiện rõ nhất ở hiệp 2. Sau khi nghỉ hơn 30 phút vì thời tiết, Myanmar cho thấy họ là người nhập cuộc tự tin hơn và liên kết tốt hơn. Trong khi Việt Nam đã thể hiện nhiều pha bóng hỏng, các liên lạc giữa các tuyến phòng ngự, trung tuyến và hàng công gần như không có.

Hình ảnh này giống với giai đoạn U23 Việt Nam đá vòng loại U23 châu Á hồi tháng 3 vừa qua với Brunei và Indonesia. Sự liên kết cần thiết chỉ thể hiện ở trận đấu cuối cùng với U23 Thái Lan.

Thứ hai, Việt Nam đang có vấn đề về khả năng dứt điểm. Là đội kiểm soát bóng tốt hơn, thậm chí đã được Myanmar nhường cả thế trận và chịu chơi phòng ngự phản công, tuy nhiên các chân sút của U23 dường như tỏ ra kém duyên.

Nhiều tình huống phối hợp hỏng rất vô nghĩa, hoặc các cú dứt điểm vẫn chưa đủ sắc xảo để hạ được thủ thành đối phương, hoặc bóng tìm đến xà ngang, cột dọc. Hai bàn thắng của Việt Nam mang nhiều dấu ấn cá nhân hơn là đặc điểm chiến thuật.

Bàn thắng đầu tiên đến từ một pha hỗn loạn trước khung thành sau tình huống phạt góc, bóng được phá ra vào đúng chân của tuyến hai là Việt Hưng. Cầu thủ này đã để dấu ấn sau cú sút trái phá, nhưng đây không phải là một tình huống dàn xếp chiến thuật.

Bàn thắng của Tiến Linh xuất phát từ pha đi bóng đột biến của Thành Thịnh loại bỏ sự đeo bám và căng ngang như đặt cho Tiến Linh.

Những mảng miếng tấn công mang dấu ấn cá nhân thường gây hưng phấn cho khán giả, nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối đầu với các đội bóng có cùng đẳng cấp như Thái Lan, Indonesia trong một giải đấu tranh cúp quyết liệt.

Thứ ba, chiến thuật thi đấu chưa được đảm bảo. HLV Kim Han-yoon đã thay đến 10 cầu thủ để kiểm tra khả năng của các cầu thủ dự bị. Tuy nhiên, cuối hiệp 2, đội hình của Việt Nam bắt đầu lập bập từ sự xáo trộn quá nhiều của đội hình.

Trong một sơ đồ chiến thuật, mỗi vị trí đều có các phương án dự phòng. Tuy nhiên khi phương án dự phòng được tung vào sân, cầu thủ đó phải đảm bảo bà yếu tố: hiểu được cách vận hành của cả sơ đồ, đảm bảo bắt nhịp được trận đấu và đáp ứng được các chỉ dẫn trực tiếp của HLV khi thay người.

Ông Park thành công vì sở hữu khả năng thay người tài tính, có thể làm thay đổi cục diện cả trận đấu. Nhưng để làm được điều đó, các quân bài trong tay ông phải luôn trong tư thế sẵn sàng. Ở U23 Việt Nam hôm qua chưa nhìn thấy sự thích nghi như vậy.

Trong thời gian tới, HLV Park Hang-seo sẽ cần phải cải thiện những điều này để đảm bảo hiệu quả cho chiến dịch SEA Games vào tháng 11 và ASIAN Cup 2020 vào tháng 1 năm tới.

Theo Bongda



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]